Tuyển sinh Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí Tàu thủy và Thiết bị nổi năm học 2018 - 2019


Tuyển sinh Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí Tàu thủy và Thiết bị nổi năm học 2018 - 2019

28/06/2017

 Kinh tế biển là một trong những hướng trọng điểm phát triển kinh tế, nước ta lại có bờ biển dài, nhu cầu vận tải biển lớn. Do vậy, nhu cầu nhân lực về kỹ thuật tàu thủy là rất lớn. Ngành kỹ thuật tàu thủy là ngành công nghiệp tổng hợp, có tính quốc tế cao. Với kiến thức về ngành CNKT Cơ khí Tàu thủy và Thiết bị nổi, chúng ta không những có thể có cơ hội nắm bắt một công việc tốt mà nó còn hỗ trợ rất nhiều cho những lĩnh vực khác trong cuộc sống.                  

                             

Tên tiếng Việt:

Công nghệ kỹ thuật cơ khí tàu thủy và thiết bị nổi

Tên tiếng Anh:

Ship and Offshore Mechanical Engineering Technology

Thời gian đào tạo:

4,5 năm

Văn bằng tốt nghiệp:

Kỹ sư Công nghệ kĩ thuật cơ khí

 

1. Nền tảng chương trình

Chuyên ngành CNKT Cơ khí Tàu thủy và Thiết bị nổi là một ngành học luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là kinh tế biển. Chuyên ngành CNKT Cơ khí Tàu thủy và Thiết bị nổi đào tạo nên các kỹ sư có đủ năng lực về thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, thiết kế quy trình lắp ráp và sửa chữa, thiết kế hoán cải, kiểm định và giám định các trang thiết bị của hệ thống năng lượng tàu thủy, công trình nổi, cũng như các lĩnh vực cơ khí khác.    

Chương trình đào tạo của chuyên ngành CNKT Cơ khí Tàu thủy và Thiết bị nổi trang bị cho sinh viên các kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành thành thạo. Dựa trên nền tảng kiến thức được trang bị, kỹ sư sau khi ra trường có thể thích nghi với môi trường làm việc thực tế, khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm. Khả năng giải quyết một cách khoa học những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.

Sinh viên học chuyên ngành CNKT Cơ khí Tàu thủy và Thiết bị nổi được trang bị những kiến thức chuyên ngành cần thiết để thiết kế và đóng mới tàu thủy, công trình nổi như: lý thuyết tàu thủy và thiết bị nổi, kết cấu tàu thủy và thiết bị nổi, công nghệ đóng tàu và thiết bị nổi, hệ thống động lực tàu thủy, máy phụ tàu thủy v.v… Sinh viên được đào tạo chuyên môn sâu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thiết kế, đóng mới, sửa chữa tàu và thiết bị nổi.

Chuyên ngành CNKT Cơ khí Tàu thủy và Thiết bị nổi sở hữu một chương trình đào tạo có chất lượng cao, được xây dựng và cập nhật liên tục bởi các giáo sư, tiến sỹ, các chuyên gia đầu ngành và các giảng viên có kinh nghiệm về chuyên môn. Chương trình đào tạo được xây dựng có sự tham khảo thông tin từ các trường đại học hàng đầu trong nước và quốc tế. Chương trình đào tạo được cập nhật, điều chỉnh hàng năm phù hợp với sự phát triển về khoa học và công nghệ, nhu cầu về nguồn lao động chất lượng cao và các hoạt động thực tế liên quan đến ngành kỹ thuật tàu thủy. Chất lượng của chương trình đào tạo đã được các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động trong nước và quốc tế đánh giá cao.

2. Chương trình học toàn khoá

3. Triển vọng nghề nghiệp

3.1. Về hoạt động nghiệp vụ

Sinh viên sau tốt nghiệp có thể công tác tại:

  • Các công ty, nhà máy, cơ sở công nghiệp trên toàn quốc.
  • Các nhà máy đóng và sửa chữa tàu, các nhà máy cơ khí.
  • Các công ty khái thác dầu khí và dịch vụ công trình biển.
  • Các cơ quan quản lý trong lĩnh vực cơ khí, tàu thuyền; Các công ty khai thác tàu.
  • Các cơ quan giám sát và kiểm tra, kiểm định kỹ thuật, các cơ quan đăng kiểm.
  • Các viện nghiên cứu và thiết kế về cơ khí, đóng tàu.
  • Các sở, phòng, ban khoa học – công nghệ.
  • Các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và nghề.
  • Các lĩnh vực kinh tế liên quan đến chuyên ngành...

Các địa chỉ công tác này bao gồm: trong và ngoài nước, dân sự và quốc phòng, công an, lực lượng vũ trang; doanh nghiệp và tổ chức xã hội.

3.2. Các công việc có thể tham gia và đảm nhận

  • Thiết kế các hạng mục cơ khí công nghiệp và cơ khí thủy.
  • Thiết kế hệ thống năng lượng tàu thủy, công trình nổi.
  • Thiết kế quy trình công nghệ cơ khí.
  • Thiết kế quy trình công nghệ trong đóng mới và sửa chữa tàu thủy, quy trình công nghệ hệ thống thiết bị năng lượng tàu thủy và công trình nổi.
  • Tổ chức sản xuất và quản lý, điều hành, giám sát quá trình công nghệ.
  • Thiết lập và xây dựng dự án kỹ thuật cơ khí, thiết kế và đóng tàu.
  • Tư vấn kỹ thuật, thẩm định các dự án và thiết kế ngành cơ khí, đóng tàu.
  • Quản lý và khai thác các hệ thống, thiết bị năng lượng tàu thủy và các lĩnh vực cơ khí liên quan.
  • Quản lý doanh nghiệp; quản lý đơn vị sản xuất, nhà máy và xí nghiệp công nghiệp cơ khí, đóng tàu.