Khoa Công trình

1. Lịch sử: Trường Đại học công nghệ GTVT với truyền thống 70 năm, một trong những ngành đào tạo của Khoa Công trình là ngành xây dựng Cầu đường đã được giảng dạy từ những thời kỳ đầu thành lập trường đến nay. Hiện nay khoa công trình đã có 13 đơn vị (01 văn phòng khoa, 11 bộ môn và 01 xưởng công trình).

2. Chức năng, nhiệm vụ:

Quản lý, tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, sau đại học và các trình độ khác thuộc khối ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng công trình theo quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; thực hiện nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ; gắn đào tạo với thực tiễn sản xuất.

Khoa công trình tại Nhà A4 - Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải

3. Đội ngũ cán bộ giảng viên

Tổ chức nhân sự:

Phó trưởng khoa, phụ trách khoa: TS. Ngô Thị Thanh Hương

Phó trưởng khoa; TS. Lê Hoàng Anh

Tính đến thời điểm năm 2016 toàn thể CB - GV là 132 (trong đó: Giáo sư: 02, Phó giáo sư: 03, Tiến sĩ: 28, Thạc sĩ: 77, Kỹ sư 24).

Khoa công trình có 13 đơn vị trực thuộc, gồm:

- Tổ Văn phòng khoa
- Bộ môn Đường bộ
- Bộ môn Cầu-Hầm
- Bộ môn Đường sắt và Metro
- Bộ môn Cảng- Công trình biển
- Bộ môn Xây dựng Dân Dụng và Công nghiệp
- Bộ môn Công nghệ kỹ thuật môi trường
- Bộ môn Đo đạc và Khảo sát công trình
- Bộ môn Địa kỹ thuật
- Bộ môn Kết cấu - Vật liệu
- Bộ môn Thí nghiệm công trình
- Bộ môn Tin học công trình
- Xưởng thực hành công trình

4. Các chuyên ngành đào tạo

4.1. Đào tạo đại học: Đào tạo 03 ngành, 10 chuyên ngành

1. Ngành CNKT Giao thông:

1) Công nghệ kỹ thuật xây dựng cầu đường bộ

2) Công nghệ kỹ thuật xây dựng cầu

3) Công nghệ kỹ thuật xây dựng cầu hầm

4) Công nghệ kỹ thuật xây dựng đường bộ

5) Công nghệ kỹ thuật xây dựng cầu đường sắt

6) Công nghệ kỹ thuật xây dựng cầu đường sắt và Metro

7) Công nghệ kỹ thuật xây dựng cảng-đường thủy

8) Công nghệ kỹ thuật xây dựng công trình thủy- công trình biển

2.Ngành CNKT công trình xây dựng:

9)Công nghệ kỹ thuật công trình XD dân dụng và công nghiệp

3. Ngành CNKT Môi trường:

10) Công nghệ kỹ thuật môi trường trong xây dựng công trình giao thông

4.2  Đào tạo thạc sĩ: Đào tạo 02 ngành, 03 chuyên ngành

1. Ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

1)Chuyên ngành CNKTXD đường ô tô

2)Chuyên ngành CNKTXD cầu- Hầm

2. Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp

3) Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp

5. Trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất.

Sinh viên, học viên, nghiên cứu viên và các giảng viên được học tập, nghiên cứu, làm việc trên các thiết bị thí nghiệm hiện đại, đồng bộ, công nghệ tiên tiến, gồm:
- 12 phòng thí nghiệm thực hành;
- Hơn 200 trang thiết bị và phần mềm hiện đại do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA tài trợ;
- Nhiều thiết bị lần đầu có mặt tại Việt Nam như hệ thống khảo sát tình trạng mặt đường Hawkeye; thiết bị đầm lăn; thiết bị đo vệt hằn bánh xe; thiết bị đo độ võng mặt đường FWD,…

Phòng thực hành trắc địa, môi trường, an toàn lao động

Phòng thí nghiệm địa chất, cơ đất nền móng

Phòng thực hành, kiểm định cầu đường

6. Hoạt động khoa học công nghệ, lao động sản xuất và hợp tác quốc tế

Hàng năm Khoa thực hiện các đề tài NCKH cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp trường đạt kết quả tốt. Hoạt động  NCKH sinh viên ngày càng đạt hiệu quả cao, công bố nhiều bài báo trên tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế.

Các dự án khoa công trình đã tham gia:

- Xây dựng cầu Ể - Phú Thọ - Năm 1998, xây dựng cầu Ghì - Phú Thọ - Năm 1998, xây dựng cầu Ngọc – Vĩnh phúc, xây dựng cầu  Thanh giã  - Vĩnh phúc  xây dựng cầu  Beo – QL21  - Hòa Bình;

- Khảo sát dữ liệu cơ sở hạ tầng mạng lưới đường bộ cho tỉnh Hòa Bình – Năm 2004, Năm 2006;

- Khảo sát thiết kế đường cho tỉnh Hưng Yên (Tỉnh lộ 202; TL 206; TL 199; TL 205)– Năm 2002 và cho huyện Na Hang - Tỉnh Tuyên Quang – Năm 2002;

- Kiểm định chất lượng dự án cải tạo nâng cấp đường Nguyễn Tất Thành – TP Việt trì – Tỉnh Phú Thọ - 2003;

- Kiểm định chất lượng dự án cải tạo nâng cấp QL 32A tỉnh Yên Bái – 2008;

- Và các dự án nâng cấp và cải tạo Quốc lộ 5A , dự án Quốc lộ 5B mới, dự án Quốc lộ 3: Hà nội – Thái Nguyên, dự án Đường cao tốc Hà nội – Lào cai, dự án nâng cấp cải tạo mặt đường Quốc lộ 2, Dự án cầu Bút Sơn, Dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ, Cầu vượt Royal City, Dự án Vinhomes Royal City …

Khoa Công trình đã có nhiều chương trình Hợp tác nghiên cứu khoa học, phối hợp đào tạo các tổ chức trong nước, nước ngoài như Đại học Nihon – Nhật Bản, Đại học Gunma- Nhật Bản, Công ty Fukken & Minami, Taiyu Kensetsu Co., Ltd, Công ty AGC - Ashahi Glass, Công ty Nippo, Công ty Kỹ thuật đường cao tốc miền trung Nhật Bản - Central Nippon Highway Engineering Tokyo (HET), Tokyu Construction Co., Ltd. (Nhat Tan P3 North Approach Project Office), Nikken International Asia Co., Ltd, viện khoa học và công nghệ GTVT (ITST), Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- Công ty CP (Cienco 1), Công ty CP Kỹ thuật Nền móng và Công trình ngầm FECON, Công ty Liên doanh công trình Hữu Nghị -Cienco 8…


Chuyến tham quan thực tế của giảng viên tại Nhật Bản


Tham gia hội thảo tại trường ĐH công nghệ GTVT

7. Hoạt động khác

Hoạt động văn hoá văn nghệ: Toàn thể CB-GV khoa luôn tham gia các phong trào như hội thao, hội diễn của Trường, của ngành…


CB-GV tham gia hội diễn tại Trường Đại học Công nghệ GTVT

8. Các hoạt động của sinh viên

Các hoạt động sinh viên như tham gia các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, các đội tuyển Olympic quốc gia…


Hoạt động thể dục thể thao


Hoạt động văn hóa văn nghệ


Đội tuyển thi Olympic cơ học toàn quốc

9. Những thành tích đã đạt được:
- Liên tục là đơn vị tiên tiến xuất sắc.
- Bằng khen Bộ Giao thông vận tải – năm học 2002-2003.
- Bằng khen Bộ Giao thông vận tải – năm học 2004-2005.
- Bằng khen Bộ Giao thông vận tải – năm học 2005-2006.
- Bằng khen Bộ Giao thông vận tải – năm học 2007-2008.