Địa chỉ: Phòng 301 Nhà H1, Trường Đại học Công nghệ GTVT 54 Triều Khúc - Thanh Xuân - Hà Nội.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Lịch sử: Bộ môn Máy tàu thủy được Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ GTVT ra quyết định thành lập số 1954/QĐ-ĐHCNGTVT ngày 04/10/2011.
Tổ chức nhân sự:
- Phó Trưởng bộ môn, phụ trách bộ môn: ThS. Hoàng Tú
Giảng viên cơ hữu:
1. TS. Vũ Ngọc Khiêm
2. ThS. Nguyễn Quốc Tuấn
3. ThS. Nguyên Xuân Hành
4. ThS. Trương Tất Anh
5. ThS. Trần Trọng Tuấn
6. TS. Nguyễn Công Đoàn
Chức năng: Bộ môn Máy tàu thủy Khoa Cơ khí là đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về đào tạo, khoa học và công nghệ của một, hoặc một số ngành, chuyên ngành đào tạo trực thuộc khoa Cơ khí và Trường.
Nhiệm vụ, quyền hạn:
- Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy, học tập của một hoặc một số môn học trong chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của trường và của khoa;
- Xây dựng và hoàn thiện nội dung môn học, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến nhóm môn học được Trưởng khoa và Hiệu trưởng nhà trường giao;
- Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, tổ chức các hoạt động học thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo;
- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ theo kế hoạch của trường và của khoa; chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho trường, thực hiện dịch vụ xã hội và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn của bộ môn;
- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học của bộ môn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn;
- Tổ chức đánh giá công tác quản lý, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của cá nhân, của bộ môn, của khoa và của trường theo yêu cầu của Hội đồng trường, Hội đồng Khoa học và đào tạo, Hiệu trưởng và Trưởng khoa;
- Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị của bộ môn;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được khoa và nhà trường giao.
* Các định hướng nghiên cứu:
1. Nghiên cứu các biện pháp nâng cao các chỉ tiêu kinh tế - năng lượng của hệ động lực tàu thủy.
2. Nghiên cứu tận dụng nhiệt năng, nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu trong hệ thống động lực tàu thủy.
3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho động cơ đốt trong.
4. Nhiên liệu thay thế dùng cho động cơ đốt trong.
5. Năng lượng tái sinh, chuyển hóa năng lượng trực tiếp.
* Danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học Bộ môn chủ trì hoặc tham gia:
1. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ,"Xây dựng sổ tay hướng dẫn nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu trong hệ thống động lực tàu thủy", thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do trường Đại học Công nghệ GTVT chủ trì. Thời gian thực hiện: 2012÷2013.
2. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, “Xây dựng lồng ghép nội dung về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động đào tạo ngành cơ khí GTVT”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do trường Đại học Công nghệ GTVT chủ trì. Thời gian thực hiện: 01/2013÷12/2013.
3. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, “Thiết kế, chế tạo thí điểm xe mini-bus điện 12-15 chỗ ngồi. Đánh giá, dự thảo tiêu chuẩn và đề xuất ứng dụng trên một số tuyến vận tải hành khách công cộng tại các thành phố”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do trường Đại học Công nghệ GTVT chủ trì. Thời gian thực hiện: 2013÷2014.
4. Đề tài nghiên cứu khoa học, “Dự thảo tiêu chuẩn khí thải mới và lộ trình thực hiện đối với các PTGTCG đường bộ lắp động cơ diesel đang lưu hành tại Việt Nam”, thuộc chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Trung tâm Sáng kiến Không khí sạch cho các thành phố Châu Á (Clean Air Asia) và trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải. Thời gian thực hiện 2013÷2014.
5. Đề tài nghiên cứu khoa học “Ứng dụng thí điểm nhiên liệu biodiesel trên các phương tiện thủy nội địa thực tế tại khu vực đồng bằng sông MêKông”, thuộc đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 do trường Đại học Giao thông vận tải Tp.Hồ Chí Minh chủ trì. Thời gian thực hiện: 2013÷2014.
* Hợp tác trong và ngoài nước:
Bộ môn Máy tàu thủy có các mối quan hệ và hợp tác với các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước trong các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, bao gồm:
- Bộ môn Động Cơ - Khoa Động lực – Học viện Kỹ thuật Quân sự.
- Khoa Kỹ thuật tàu thủy – Đại học Giao thông Vận tải tp HCM.
- Viện Công nghệ biển, Năng lượng và Vận tải – Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Astrakhan – Liên Bang Nga.
- Các nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Phà Rừng, Sông Hồng, Thịnh Long.
- Công ty Vận tải Biển Đông.
Chuyên ngành đào tạo
Thông tin ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí Máy tàu thủy
(Ship Engine Mechanical Engineering Technology)
1. Hệ đại học
• Bằng tốt nghiệp: Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật cơ khí Máy tàu thủy
• Thời gian đào tạo: 5 năm
• Tuyển sinh: Thi khối thi A, A1 theo phương án 3 chung của Bộ Giáo dục và đào tạo
• Kỹ năng:
- Thực hiện các kỹ năng cơ bản về: tiện, nguội, gò, hàn ứng dụng vào lĩnh vực cơ khí máy tàu thủy;
- Xây dựng, tổ chức thực hiện được quy trình bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị thuộc hệ thống động lực tàu thủy;
- Xác định, phân tích các nguyên nhân hư hỏng của các thiết bị thuộc những hệ thống phục vụ động cơ và khắc phục được những hư hỏng đó;
- Nghiên cứu, thiết kế trang trí hệ thống động lực tàu thủy;
- Sử dụng các phần mềm chuyên ngành trong thiết kế, hoán cải hệ thống động lực;
- Phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả theo nhóm;
- Hội nhập được với môi trường quốc tế trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cơ khí máy tàu thủy;
- Sử dụng ngoại ngữ (có trình độ tiếng Anh tương đương 400 điểm TOEIC), công nghệ thông tin để nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học – công nghệ trong lĩnh vực công nghệ cơ khí máy tàu thủy.
• Cơ hội nghề nghiệp:
- Người tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí máy tàu thủy làm việc ở vị trí kỹ sư công nghệ máy tàu thủy tại các doanh nghiệp sửa chữa và đóng mới tàu thủy, cơ sở đăng kiểm; cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa Máy tàu thủy;
- Làm việc tại các phòng thiết kế, công ty tư vấn thiết kế tàu thủy, viện khoa học và công nghệ tàu thủy…
- Giảng dạy trong các trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
2. Hệ cao đẳng
• Bằng tốt nghiệp: Cử nhân Công nghệ kỹ thuật cơ khí Máy tàu thủy
• Thời gian đào tạo: 3 năm
• Tuyển sinh: Thi khối thi A, A1 theo phương án 3 chung của Bộ Giáo dục và đào tạo
• Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức và kỹ năng thực hành để tổ chức, thử nghiệm, chẩn đoán, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa kiểm định máy tàu thủy.
- Lựa chọn được quy trình công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa kiểm định máy tàu thủy phù hợp với điều kiện cụ thể; hướng dẫn thực hiện quy trình công nghệ, thao tác kỹ thuật mới cho công nhân.
- Sử dụng thành thạo một số phần mềm chuyên ngành để phục vụ chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật máy tàu thủy như: CAD, Shipcontructor, và một số phần mền khác;
• Cơ hội nghề nghiệp:
Người tốt nghiệp cử nhân ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí Máy tàu thủy làm việc tại các nhà máy đóng tàu, các cơ sở bảo dưỡng sửa chữa máy tàu thủy…
- Giáo viên giảng dạy trong các trường Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
3. Hệ đại học liên thông từ cao đẳng
• Bằng tốt nghiệp: Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật cơ khí Máy tàu thủy
• Thời gian đào tạo: 2 năm
• Tuyển sinh: Thi khối thi A, A1 theo phương án 3 chung của Bộ Giáo dục và đào tạo hoặc theo phương án thi của Trường Đại học Công nghệ GTVT nếu đã tốt nghiệp đủ 36 tháng.
• Kỹ năng:
- Thực hiện các kỹ năng cơ bản về: tiện, nguội, gò, hàn ứng dụng vào lĩnh vực cơ khí máy tàu thủy;
- Xây dựng, tổ chức thực hiện được quy trình bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị thuộc hệ thống động lực tàu thủy;
- Xác định, phân tích các nguyên nhân hư hỏng của các thiết bị thuộc những hệ thống phục vụ động cơ và khắc phục được những hư hỏng đó;
- Nghiên cứu, thiết kế trang trí hệ thống động lực tàu thủy;
- Sử dụng các phần mềm chuyên ngành trong thiết kế, hoán cải hệ thống động lực;
- Phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả theo nhóm;
- Hội nhập được với môi trường quốc tế trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cơ khí máy tàu thủy;
- Sử dụng ngoại ngữ (có trình độ tiếng Anh tương đương 400 điểm TOEIC), công nghệ thông tin để nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học – công nghệ trong lĩnh vực công nghệ cơ khí máy tàu thủy.
• Cơ hội nghề nghiệp:
- Người tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí máy tàu thủy làm việc ở vị trí kỹ sư công nghệ máy tàu thủy tại các doanh nghiệp sửa chữa và đóng mới tàu thủy, cơ sở đăng kiểm; cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa Máy tàu thủy;
- Làm việc tại các phòng thiết kế, công ty tư vấn thiết kế tàu thủy, viện khoa học và công nghệ tàu thủy…
- Giảng dạy trong các trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
* Cơ sở vật chất
Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà Trường, ngoài các phòng học lý thuyết, xưởng thực tập tay nghề cơ khí, xưởng thực tập máy công cụ… Bộ môn Máy tàu thủy còn được trang bị phòng thí nghiệm chuyên sâu. Mục đích chính của phòng thí nghiệm nhằm mô phỏng lại cấu tạo và nguyên ly hoạt động của thiết bị chính trong hệ thống động lực tàu thủy. Phòng thí nghiệm có thể phục vụ cho quá trình giảng dạy lý thuyết, thực hành, thí nghiệm và thực tập của sinh viên cũng như các hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến nhiều lĩnh vực như: cải thiện hiệu suất nhiệt của động cơ diesel tàu thủy, nhiên liệu thay thế, các giải pháp giảm mức phát thải các chất độc hại trong khí xả động cơ…. Các thiết bị chính và chức năng của thiết bị trong việc phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học được trình bày trong bảng
STT |
Tên thiết bị |
Phục vụ đào tạo |
Phục vụ nghiên cứu khoa học |
1 |
Động cơ diesel tàu thủy (6S185L-ST) và các hệ thống phục vụ |
- Giúp sinh viên hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ diesel tàu thủy và các hệ thống phục vụ; phương pháp bố trí trang thiết bị buồng máy… - Thực tập tháo lắp, bảo dưỡng sửa chữa động cơ diesel tàu thủy và các hệ thống phục vụ… |
- Thực hiện được các nội dung nghiên cứu khóa học liên quan đến động cơ diesel tàu thủy, nhiên liệu thay thế, ô nhiễm môi trường do khí xả của động cơ tàu thủy… |
2 |
Bộ tiêu công suất kiểu thủy lực ATE-705LC |
- Giúp sinh viên hiểu được nguyên lý và phương pháp thử nghiệm động cơ |
- Lắp đặt và thử nghiệm các loại động cơ có công suất lên đến 750hp, vòng quay 3500 (vg/ph) trong quá trình thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học |
3 |
Hệ thống máy phát điện |
- Giúp sinh viên hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống điện trên tàu thủy… - Thực tập hòa đồng bộ các máy phát. |
- Thực hiện các đề tài nghiên cứu liên quan đến phần điện và trạm phát điện trên tàu thủy |
4 |
Bộ đo diễn biến áp suất trong xilanh (Leutert DPI-50) |
- Sinh viên hiểu được diễn biến áp suất thực tế trong xilanh; - Thực hành đo và điều chỉnh áp suất trong xilanh. |
- Đo diễn biến áp suất thực tế trong xilanh trong quá trình làm thực nghiệm liên quan đến từng nội dung nghiên cứu cụ thể. |
5 |
Thiết bị đo suất tiêu hao nhiên liệu và khí xả của động cơ diesel |
- Hiểu được nguyên lý và phương pháp đo suất tiêu hao nhiên liệu, nồng độ các chất độc hại trong khí xả của động cơ diesel tàu thủy |
- Đánh giá được chỉ tiêu kinh tế và môi trường trong quá trình làm thực nghiệm liên quan đến từng nội dung nghiên cứu cụ thể. |
6 |
Hệ thống máy phụ trên thàu thủy |
- Hiểu nguyên lý làm việc của một số các loại máy phụ tàu thủy |
- Thực hiện các đề tài liên quan đến dòng chảy trong ống, hòa trộn nhiên liệu… |
7 |
Bộ thiết bị đo các thông số hình học của chi tiết |
- Hiểu nguyên lý và phương pháp xác định các thông số hình học của từng loại dụng cụ |
- Giúp gá lắp và điều chỉnh thiết bị trong quá trình lắp đặt thực nghiệm |
Bệ thử động cơ diesel tàu thủy và bộ tiêu công suất
Tổ hợp động cơ diesel lai máy phát điện