Chức năng - Nhiệm vụ


Chức năng - Nhiệm vụ

21/12/2016

1. Vị trí, Chức năng

Phòng Thanh tra - Pháp chế là đơn vị thuộc Trường, có chức năng tham mưu giúp Hiệu trưởng thực hiện: công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục đào tạo trong phạm vi quản lý của Hiệu trưởng nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, quy định, quy chế đào tạo, việc thực hiện nhiệm vụ của Trường, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục đào tạo; công tác pháp chế trong Trường.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm

2.1. Công tác thanh tra

a) Xây dựng kế hoạch công tác thanh tra hàng năm, thanh tra đột xuất và tổ chức thực hiện sau khi được Hiệu trưởng phê duyệt;

b) Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục và đào tạo;

c) Thanh tra việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế đào tạo, công tác tuyển sinh, quy chế thi, xét tốt nghiệp, cấp văn bằng chứng chỉ, công tác sinh viên, việc thực hiện các quy định về giáo trình, bài giảng; quản lý tài chính, tài sản; thanh tra hoạt động khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, công tác tổ chức cán bộ, đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định của pháp luật và quy định của Nhà trường;

d) Giúp Hiệu trưởng chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa tham nhũng, lãng phí. Triển khai Luật phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo quy định của pháp luật;

e) Chủ trì phối hợp với thanh tra nhân dân, các bộ phận chức năng giúp Hiệu trưởng giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và tiếp công dân theo quy định của pháp luật;

f) Thanh tra thực hiện quy định về thời gian làm việc, về kỷ luật lao động, về tác phong làm việc của viên chức và người lao động;

g) Tiếp nhận đơn thư và giải quyết khiếu nại liên quan đến học viên, sinh viên;

h) Tổng kết công tác thanh tra, kiến nghị các biện pháp đảm bảo thi hành pháp luật về giáo dục và đào tạo.

2.2. Công tác pháp chế

a) Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác pháp chế hàng năm theo các văn bản của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

b) Phối hợp với các đơn vị trong việc soạn thảo, xây dựng và thẩm định các văn bản, quy định, quy chế quản lý nội bộ của Nhà trường phù hợp với các quy định pháp luật;

c) Tư vấn về những vấn đề pháp lý cho Hiệu trưởng và các đơn vị nhằm đảm bảo theo đúng quy định pháp luật và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà trường, giảng viên, nhân viên và sinh viên;

d) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; nội quy, quy chế của  Trường cho giảng viên, nhân viên và sinh viên;

e) Giám sát, đôn đốc, kiểm tra đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, các quy định quản lý nội bộ của Nhà trường. Đồng thời, thực hiện công tác kiểm tra, rà soát và hệ thống hoá văn bản thuộc các lĩnh vực hoạt động trong Nhà trường phù hợp quy định pháp luật;

f) Cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước liên quan đến hoạt động của Trường và báo cáo Hiệu trưởng để chỉ đạo triển khai thực hiện.

2.3. Công tác khác

a) Đề xuất nhân sự, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, phương pháp công tác và lề lối làm việc cho viên chức và người lao động thuộc Phòng;

b) Tham gia thực hiện công tác đảm bảo chất lượng;

c) Quản lý tài sản được Nhà trường giao; đánh giá và quản lý viên chức, người lao động trong đơn vị theo phân cấp của Hiệu trưởng;

d) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, đề xuất nhiệm vụ công tác tại hội nghị giao ban hoặc bằng văn bản trình Hiệu trưởng;

e) Phối hợp công tác với các đơn vị trong và ngoài Trường theo chức năng và nhiệm vụ được giao;

f) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

3. Trách nhiệm và quyền hạn của Trưởng phòng

a) Lãnh đạo Phòng theo chế độ thủ trưởng, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về mọi mặt công tác của Phòng theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định;

b) Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác và chủ động tổ chức thực hiện sau khi đã được Hiệu trưởng phê duyệt;

c) Nghiên cứu đề xuất ý kiến, tham mưu cho Hiệu trưởng về các mặt công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng và của các đơn vị khác có liên quan để giúp Hiệu trưởng hoạch định công tác chung của Trường;

d) Thừa lệnh Hiệu trưởng, ký các văn bản gửi các đơn vị trong và ngoài Trường thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; ký xác nhận những công việc mà đơn vị phụ trách; chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Hiệu trưởng và pháp luật về những nội dung trong các văn bản mà mình đã ký.

e) Ký và cấp các giấy tờ cho viên chức, người lao động được phân cấp theo quy định về ký tên và đóng dấu do Hiệu trưởng ban hành;

f) Bố trí, điều động, phân công công việc theo chức năng chuyên môn; đánh giá nhận xét, đề nghị nâng bậc lương, thăng hạng, đề nghị khen thưởng, kỷ luật viên chức và người lao động thuộc Phòng;

g) Thực hiện các nhiệm vụ của Phòng tại Mục 2 Quy định này;

h) Trưởng phòng được quyền cho viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý nghỉ 01 ngày, nghỉ từ 02 ngày phải báo cáo Nhà trường;

i) Trưởng phòng Thanh tra - Pháp chế là ủy viên một số hội đồng theo quyết định của Hiệu trưởng.

4. Tổ chức và định biên

Phòng Thanh tra - Pháp chế được tổ chức, điều hành thống nhất giữa trụ sở Trường và các cơ sở đào tạo. Cơ cấu tổ chức của Phòng gồm: Trưởng phòng, không quá hai Phó Trưởng phòng, các viên chức và người lao động.

5. Nguyên tắc hoạt động

- Hiệu tr­ưởng điều hành hoạt động chủ yếu thông qua Tr­ưởng phòng;

- Tr­ưởng phòng điều hành hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của Phòng và chịu trách nhiệm tr­ước Hiệu trưởng về những việc đ­ược giao;

- Phó Trư­ởng phòng giúp việc Trư­ởng phòng và chịu trách nhiệm tr­ước Trưởng phòng và Nhà trường về phần việc được phân công;

- Viên chức, người lao động thuộc Phòng chịu sự quản lý, điều hành của Trưởng phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và Nhà trường về công việc được giao./.