Giải pháp phát triển nguồn tin điện tử phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải

Ngày đăng: 13:29 09/09/2015 | Bình luận
1 - Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, CNTT được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt trong giáo dục. Với việc kết nối mạng, áp dụng các công nghệ, tri thức không còn tồn tại ở các địa điểm xa xôi, cách trở và khó tiếp cận hoặc chỉ giới hạn với một số ít người sử dụng. Giáo dục từ xa đã trở thành một thế mạnh của thời đại, tạo nên một nền giáo dục mở phi khoảng cách thích ứng với nhu cầu của từng người học. Đây là hình thức học tập ở mọi nơi, mọi lúc và cho mọi người, trở thành một giải pháp hiệu quả nhất để đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng của xã hội về giáo dục và đào tạo. “Nguyên liệu” phục vụ cho giáo dục từ xa chính là nội dung các bài giảng, các giáo trình, tài liệu được lưu dưới dạng tài liệu điện tử và được chuyển tải thông qua các phương tiện như Internet, Intranet, vệ tinh, thư viện tương tác, CD­­­-ROM, …
 
Đối với Trường ĐHNT, mặc dù từ năm 2001 đến nay, bằng nguồn tài trợ từ Quỹ Nâng cao Chất lượng (QIG) - Dự án Giáo dục Đại học 1 và Quỹ Đổi mới Đào tạo và Nghiên cứu (TRIG) Dự án Giáo dục Đại học 2 của Ngân hàng Thế giới, Thư viện đã được bổ sung và tăng cường nhiều sách báo và cơ sở dữ liệu online cho các chuyên ngành đào tạo của Nhà trường. Tuy nhiên, trước yêu cầu thực tế về nguồn tài nguyên và tư liệu học vấn phục vụ các ngành đào tạo đang ngày càng mở rộng của Nhà trường, thực hiện chuyển đổi phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ trên cơ sở ứng dụng CNTT, triển khai đào tạo E-Learning, hỗ trợ và chia sẻ nguồn lực thông tin với các cơ sở II tại TP. HCM, cơ sở III tại tỉnh Quảng Ninh… đòi hỏi hoạt động thư viện Trường ĐHNT phải đổi mới một cách toàn diện, từ mô hình tổ chức hoạt động đến việc cải tiến phương thức tổ chức dịch vụ thông tin, đặc biệt là phải tăng cường nguồn tài nguyên tri thức sẵn sàng đáp ứng được mọi nhu cầu kiểm soát, khai thác thông tin phục vụ việc đào tạo và nghiên cứu khoa học, đồng thời đáp ứng sự đổi mới phương thức đào tạo của Nhà trường.
Từ yêu cầu trên, việc phát triển nguồn tin điện tử là một trong các nhiệm vụ chiến lược trong quá trình hiện đại hóa Thư viện, là nền tảng để phát triển kho tài nguyên thông tin hướng tới xây dựng thư viện số, góp phần giải quyết các vấn đề về đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của trường ĐHNT.
Đối tượng, phạm vị và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu phương pháp quản lý, tổ chức và khai thác các nguồn tin điện tử.
Tìm hiểu cách thức xây dựng và phát triển nguồn tin điện tử
 
2 - Phạm vi nghiên cứu
Công tác tạo lập, phát triển, quản lý, tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử trong hệ thống thư viện đại học
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tư liệu.
Khảo sát thực tiễn.
Phân tích, tổng hợp.
Kết cấu của đề tài
 
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUỒN TIN ĐIỆN TỬ
Các khái niệm cơ bản
Sự cần thiết phát triển nguồn tin điện tử
Tình hình phát triển nguồn tin điện tử trong nước và thế giới
Hoạt động hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin của hệ thống thư viện đại học trên thế giới và trong nước.
 
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN TIN ĐIỆN TỬ TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Quá trình phát triển nguồn tin điện tử tại thư viện trường Đại học Ngoại Thương
Các CSDL của thư viện trường Đại học Ngoại Thương
Phương thức tổ chức và khai thác nguồn tin điện tử
Nhận xét và đánh giá
 
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NGUỒN TIN ĐIỆN TỬ TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Tăng cường bổ sung các nguồn tin
Tăng cường chất lượng các nguồn tin
Tăng cường kinh phí phát triển nguồn tin
Quản lý và khai thác CD-ROM
Tăng cường công tác tuyên truyền
Chia sẻ qua Consortium
Nâng cao trình độ nghiệp vụ thông tin – thư viện
 
3 - Những đóng góp chính của đề tài
- Trên cơ sở khảo sát thực trạng nguồn tin điện tử của thư viện trường ĐHNT, xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp phát triển nguồn tài nguyên điện tử phục vụ công tác nghiên cứu và đạo tạo của trường ĐHNT.
- Nghiên cứu cách thức tạo lập, phát triển, tổ chức, quản lý tài liệu điện tử nhằm nâng cao chất lượng nguồn tin và phục vụ khai thác thông tin có hiệu quả nhất.
- Vận dụng kinh nghiệm hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin của một số thư viện đại học ở nước ngoài và ở Việt Nam để mở rộng nguồn tài nguyên thông tin thư viện nhằm từng bước đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu của Trường ĐH Ngoại thương.
 
4 - Hướng nghiên cứu tiếp theo
Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin tư liệu phục vụ đào tạo và nghiên cứu tại Thư viện Trường Đại học Ngoại thương

Bình luận