Kế hoạch Tổ chức Hội trại “Tự hào truyền thống 70 năm xây dựng và phát triển


Kế hoạch Tổ chức Hội trại “Tự hào truyền thống 70 năm xây dựng và phát triển

03/11/2015

Trong không khí thi đua phấn khởi của các thế hệ Thầy và Trò trường đại học Công nghệ GTVT hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Trường (15/11/1945-15/11/2015), chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam (20/11) và 54 năm Ngày Bác Hồ về thăm Trường (29/11/1961-29/11/2015); Nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức Hội trại “Tự hào truyền thống 70 năm xây dựng và phát triển”, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

- Tiếp tục tuyên truyền cho sinh viên (đặc biệt là tân sinh viên K66) và cộng đồng xã hội hiểu biết pháp luật về lịch sử truyền thống 70 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển của ngành GTVT và của Trường;

- Tiếp tục quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và cổ vũ động viên CB-GV-CNV, SV tích cực thi đua trong công tác, học tập và rèn luyện góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục đào tạo của Trường.

- Tổ chức các hoạt động theo phương châm: “thiết thực, hiệu quả, lan tỏa, an toàn và tiết kiệm”.

II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

- Thời gian: trong 02 ngày 20, 21/11/2015.

- Địa điểm: CSĐT Vĩnh Phúc.

III. NỘI DUNG

3.1. Tổ chức hội trại

- Trại chủ (trại lớn): đại diện CSĐT Hà Nội, CSĐT Thái Nguyên, CSĐT Vĩnh Phúc và Hội cựu sinh viên (nếu có).

- Trại vệ tinh (trại nhỏ): mỗi lớp sinh viên xây dựng 01 trại hoặc các lớp sinh viên  liên kết, liên quân (liên lớp) xây dựng chung 01 trại.

- Tổ chức giao lưu lửa trại, nhảy sạp, trò chơi dân gian, giao lưu văn nghệ; chấm điểm và trao giải thưởng cho các đơn vị có các trại xuất sắc theo các tiêu chí sau:

+ Nội dung: trang trí và thuyết minh về trại bám sát chủ đề Hội trại; các thành viên của đơn vị tích cực tham gia các hoạt động hội trại, hội thao, giao lưu văn nghệ…

+ Hình thức: trại sạch đẹp, có tính sáng tạo; kích thước trại phù hợp đảm bảo điều kiện sinh hoạt tập thể…

+ Tác tiêu chí khác: Các tập thể, cá nhân tham gia hội trại phải tuyệt đối tuân thủ quy định, hướng dẫn của ban tổ chức; đặc biệt đảm bảo an toàn các thiết bị điện, nước, chiếu sáng, chủ động phòng chống cháy, nổ, bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất…; tham gia các hoạt động theo phương châm “an toàn - hiệu quả - tiết kiệm”

3.2. Tổ chức Hội thao

a) Thi đồng diễn

- Mỗi khoa, trung tâm (công trình, kinh tế vận tải, công nghệ thông tin, đào tạo tại chức, liên quân khoa cơ khí và trung tâm công nghệ cơ khí) và các CSĐT thành lập 01 đội thi (khoảng 40-:-70 người/đội). 

- Các đội tập luyện và thi đấu các tiết mục đồng diễn sau: Việt Nam ơi, Trống cơm, Nối vòng tay lớn… và đồng diễn theo sở thích

- Yêu cầu: Trang phục phù hợp với nội dung; khuyến khích đồng phục 

b) Thi kéo co

- Mỗi lớp (hoặc liên lớp), mỗi CSĐT tham gia cắm trại được cử 01 đội hình gồm 15 người (chính thức 10 người, dự bị 05 người) đại diện tham gia kéo co. Đội hình chính thức tham gia kéo co gồm 10 người (5 nam, 5 nữ).

- Căn cứ vào điều kiện thực tiễn, Ban tổ chức sẽ quyết định hình thức tổ chức thi đấu và cơ cấu giải thưởng.

- Yêu cầu: Các đội thi mang đồng phục khi thi đấu

c) Thi nhảy dây

- Mỗi lớp (hoặc liên lớp) tham gia cắm trại được cử 01 đội hình gồm 15 người (chính thức 10 người, dự bị 05 người) đại diện tham gia nhảy dây. Đội hình chính thức tham gia nhảy dây co gồm 10 người (5 nam, 5 nữ).

- Căn cứ vào điều kiện thực tiễn, Ban tổ chức sẽ quyết định hình thức tổ chức thi đấu và cơ cấu giải thưởng.

- Yêu cầu: Trang phục phù hợp khi thi đấu; khuyến khích đồng phục.

3.3. Tổ chức chương trình Giao lưu văn nghệ

- Chủ đề: ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam; ca ngợi truyền thống lịch sử của nhà trường, ngành GTVT; tri ân thầy, cô giáo; ca ngợi phong trào công nhân viên chức lao động và phong trào thanh niên, học sinh, sinh viên…

- Căn cứ vào điều kiện thực tiễn, mỗi cơ sở đào tạo, khoa, trung tâm, hội cựu sinh viên chủ động tuyển chọn hạt nhân, tổ chức tập tập luyện 03-:-05 tiết mục đặc sắc, tham gia biểu diễn tại chương trình. Ban tổ chức khuyến khích các cá nhân, tập thể (lớp, CLB, Đội, Nhóm) đăng ký biểu diễn, giao lưu tại sân khấu Hội trại.

IV. KINH PHÍ TỔ CHỨC VÀ GIẢI THƯỞNG

4.1. Kính phí tổ chức

- Nhà trường chi kinh phí tổ chức và giải thưởng; hỗ trợ kinh phí cho 3 cơ sở đào tạo (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên) để làm trại chủ, tập luyện và biểu diễn văn nghệ với mức 10.000.000/đơn vị.

- Căn cứ điều kiện thực tiễn, BCH Đoàn TN, BCH Hội SV, phòng Công tác HS-SV, các CSĐT, Phòng, Khoa, Trung tâm, Bộ môn, các đơn chức năng chủ động vị huy động thêm nguồn lực, kinh phí đảm bảo các điều kiện vật chất, tinh thần, động viên CB-GV-CNV và SV tham gia Hội trại. 

- Các lớp sinh viên (hoặc liên lớp) chủ động lo kinh phí làm trại, tham gia các hoạt động hội trại, hội thao, giao lưu văn nghệ và tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho đơn vị mình.

4.2. Giải thưởng

- Thi trại:

+ Giải Nhất: 2.000.000đ

+ Giải Nhì: 1.500.000đ

+ Giải Ba: 1.000.000đ

- Thi đồng diễn:

+ Giải Nhất: 1.000.000đ

+ Giải Nhì: 600.000đ

+ Giải Ba: 400.000đ

- Thi kéo co:

+ Giải Nhất:   500.000đ

+ Giải Nhì:   300.000đ

+ Giải Ba:   200.000đ

- Thi nhảy dây:

+ Giải Nhất: 500.000đ

+ Giải Nhì: 300.000đ

+ Giải Ba: 200.000đ

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Nhà trường thành lập Ban tổ chức Hội trại. Ban tổ chức là đơn vị thường trực giúp Hiệu trưởng chỉ đạo, điều hành tổ chức Hội trại theo kế hoạch.

- Ban Chấp hành Công đoàn, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên, Ban Chấp hành Hội sinh viên, các cơ sở đào tạo, các Phòng, Ban, Khoa, Bộ môn, các đơn vị chức năng có liên quan có trách nhiệm phối hợp, triển khai thực hiện các nhiệm vụ do Ban tổ chức phân công với tinh thần và trách nhiệm cao nhất.

- Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên, Phòng Công tác HS-SV phối hợp với cơ sở đào tạo Vĩnh Phúc và phòng Tài chính kế toán xây dựng dự toán kinh phí báo cáo Ban Giám hiệu duyệt.

Ban Giám hiệu yêu cầu các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện ./.