HỘI THẢO “NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM VỚI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0”

Ngày đăng: 19:15 25/09/2019 | Bình luận

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đưa tới nền kinh tế thông minh, đây sẽ là bước ngoặt, bước tiến lớn trong lịch sử phát triển của nhân loại. Cuộc CMCN 4.0 còn được gọi là cuộc cách mạng số hóa, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT); trí tuệ nhân tạo (AI); thực tế ảo (VR); tương tác thực tại ảo (AR); mạng xã hội; điện toán đám mây; di động; phân tích dữ liệu lớn (SMAC); … để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số, nhiều  mô hình phát triển ở cuộc cách mạng công nghệ lần 4 tác động xã hội mà ngành GTVT không phải là ngoại lệ. Trong đó, vận tải hàng không chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc CMCN 4.0, hàng không là ngành hội nhập quốc tế sâu rộng và ứng dụng nhiều công nghệ, thiết bị hiện đại trong quá trình khai thác dịch vụ vận tải hành khách như: Dịch vụ mặt đất; Khai thác phương tiện; Quản lý điều hành bay; Dịch vụ phi hàng không; ...

Dịch vụ vận tải hành khách hàng không bao gồm một chuỗi các hoạt động như: xúc tiến thương mại, bán cước vận chuyển, cung cấp dịch vụ trước, trong và sau chuyến bay, do vậy yếu tố an toàn - an ninh hàng không được đề cập lúc này với đối tượng nghiên cứu của nó là con người (hành khách) và tài sản (hành lý, phương tiện máy bay), môi trường an toàn - an ninh hàng không được xét đến kể từ thời điểm con người và tài sản được phục vụ trên mặt đất cho đến khi máy bay cất/ hạ cánh vào sân đỗ và hành khách, hành lý đến/ dời đi an toàn tại sân bay đi/ đến. Do vậy, việc nâng cấp và ứng dụng công nghệ, thiết bị vào quá trình khai thác dịch vụ vận tải hành khách hàng không trong bối cảnh CMCN 4.0 nhằm đảm bảo tuyệt đối công tác an toàn - an ninh hàng không là cấp thiết hiện nay khi tác giả lựa chọn chuyên đề nghiên cứu “An toàn - an ninh trong vận tải hành khách hàng không thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0”, qua đó nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh và tối ưu hóa doanh thu, lợi nhuận, hướng đến sự phát triển bền vững của ngành hàng không Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và liên minh hàng không thế giới.

  1. Thực trạng vận tải hành khách của ngành hàng không Việt Nam

Căn cứ kết quả vận tải hành khách của ngành hàng không dân dụng Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019 của Cục hàng không Việt Nam:

  • Thị trường vận tải hành khách (trong và ngoài nước): tăng trên 9,4% so cùng kỳ 2018 và sản lượng đạt 38,5 triệu khách. Sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không, sân bay của Việt Nam đạt 56,8 triệu lượt hành khách tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2018. Vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam đạt xấp xỉ 27 triệu hành khách tăng 7,7% so năm 2018. Mô tả bảng 1 và hình 1:

Bảng 1: Kết quả vận tải hành khách của ngành hàng không dân dụng Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019

TT

Chỉ tiêu

Năm 2019

Năm 2018

Tỷ lệ (%)

1

Sản lượng vận chuyển hành khách

38,5 triệu khách

36,2 triệu khách

+9,4

2

Sản lượng VCHK của các hãng HKVN

27,0 triệu khách

20,8 triệu khách

+7,7

3

Sản lượng hành khách thông qua Cảng

56,8 triệu lượt khách

47,7 triệu lượt khách

+8,4

(Nguồn: Cục hàng không Việt Nam 2019)

Hình 1: Kết quả vận tải hành khách của ngành hàng không dân dụng Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019

  • Đối với đường bay quốc tế: trên thị trường Việt Nam hiện có 72 hãng hàng không quốc tế và 4 hãng không Việt Nam khai thác hơn 200 đường bay quốc tế thường lệ và thuê chuyến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ đến 8 điểm ở Việt Nam (Hà Nội, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Phú Quốc, Cần Thơ, Cát Bi, Đà Lạt). Tổng thị trường 6 tháng đầu năm 2019 đạt 20,2 triệu khách, tăng 12,5% so cùng kỳ 2018. Các hãng hàng không Việt Nam khai thác 155 đường bay thường lệ và thuê chuyến thường lệ đến 89 điểm của 20 quốc gia và vùng lãnh thổ với thị phần đạt 41%.
  • Đối với đường bay nội địa: các hãng hàng không Việt Nam khai thác 48 đường bay nội địa kết nối 22 Cảng hàng không, trong đó Vietnam Airlines khai thác 33 đường bay, Vietjet Air khai thác 35 đường bay, Jetstar Pacific khai thác 23 đường bay, Công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO) khai thác 09 đường bay, Bamboo Airways khai thác 24 đường bay. Trong đó, tổng lượng khách vận chuyển: 18,3 triệu khách, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2018, với thị phần như sau: Vietnam Airlines chiếm 35,9%, VASCO là 2%, Vietjet chiếm 44%, Jetstar Pacific chiếm 13,9% và Bamboo Airways chiếm 4,2%.

Tóm lại: Với kết quả phân tích trên về thị trường và sản lượng vận tải hành khách của ngành hàng không Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019 cho thấy các chỉ tiêu đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2018 và cho thấy xu hướng tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, điều này đặt ra thách thức cho công tác đảm bảo an toàn - an ninh hàng không trong thời kỳ CMCN 4.0, thông qua việc nâng cấp và ứng dụng trang thiết bị, công nghệ cao vào chuỗi quy trình phục vụ dịch vụ vận tải hành khách nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng năng lực cạnh tranh để tối đa hóa doanh thu, lợi nhuận, góp phần phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng của ngành hàng không dân dụng Việt Nam với ngành hàng không thế giới.

  1. Nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo an toàn - an ninh trong vận tải hành khách của ngành hàng không Việt Nam thời kỳ CMCN 4.0
    1. Dịch vụ mặt đất với thời kỳ CMCN 4.0

Dịch vụ phục vụ mặt đất nói chung bao gồm tất cả các hoạt động, dịch vụ cung cấp/ phục vụ cho máy bay ngay từ khi máy bay hạ cánh cho đến khi cất cánh như: chất xếp, dỡ tải; nạp nhiên liệu; phục vụ hành khách, hành lý; duy tu, bảo dưỡng giữa các chuyến bay; phục vụ hàng hóa; kho hàng; cung cấp các dịch vụ đầu và cuối cho hành khách theo yêu cầu của các hãng hàng không, …

VỊ TRÍ MẤT AN TOÀN TRÊN MÁY BAY

Cửa hầm hàng (sau)

Thân tàu bay (trước)

Động cơ

Thân tàu bay (sau)

 

Cửa hầm hàng (trước)

 

Cửa hành khách (trước)

Đầu mút cánh

Càng mũi

Cửa hành khách (sau)

 

Mép cánh

Hầm hàng

TỈ LỆ %

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Nguồn: Flight Safety Foundation/Aerosafetyworld, 2017)

Hình 2: Kết quả khảo sát của Hiệp hội an toàn bay (UK) về vị trí mất an toàn trên máy bay

Khi nhắc đến an toàn - an ninh hàng không, thông thường chúng ta nghĩ ngay đến đó là an toàn bay (fight safety). Yếu tố an toàn được xét đến ở đây là an toàn khi máy bay đang bay hoặc trong quá trình máy bay cất, hạ cánh từ sân bay đi/ đến. Cho thấy sự phức tạp của môi trường hoạt động khai thác mặt đất với sự tham gia của nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ cho một chuyến bay cũng là một nhân tố quan trọng khiến cho an toàn - an ninh mặt đất không sớm được nhìn nhận đúng về bản chất của nó. Theo ước tính của IATA và kết quả khảo sát của Hiệp hội an toàn bay (Flight Safety Foundation - UK) về những vị trí mất an toàn trên máy bay, tính trên phạm vi toàn cầu, được mô tả hình 2:

Phạm vi nghiên cứu của bài viết đề cập đến việc ứng dụng CMCN 4.0 trong chuỗi hoạt động dịch vụ của quy trình phục vụ hành khách thuộc dịch vụ mặt đất, được mô tả hình 3:

Hình 3: Ứng dụng CMCN 4.0 vào quy trình dịch vụ mặt đất phục vụ hành khách

  1. Phần mềm đặt giữ chỗ, xuất vé

Việc ứng dụng CMCN 4.0 vào hoạt động bán vé hành khách thông qua hệ thống phần mềm đặt giữ chỗ, xuất vé hiện nay rất đa dạng và quan trọng của khâu đầu trong việc cung ứng dịch vụ khách hàng:

  • Một số hãng hàng không giá rẻ sử dụng kênh bán trực tuyến (onlines) thông qua việc tích hợp phần mềm bán vé được lập trình trên giao diện trang website của hãng (thương mại điện tử), khách hàng chỉ cần có thiết bị kết nối thông minh (máy tính, điện thoại thông minh) có thể truy cập website đặt giữ chỗ và xuất vé với những thao tác, quy trình được hướng dẫn và sử dụng đơn giản trên hệ thống.
  • Các hãng hàng không truyền thống: ngoài kênh bán trực tuyến trên, các hãng còn sử dụng phần mềm đặt giữ chỗ, xuất vé chuyên dụng theo nguyên lý chung của phần mềm bán vé hàng không, trên thị trường hàng không Việt Nam đang sử dụng một số phần mềm của các nhà cung cấp như: Abacus, Galileo, Amadeus, Sabre, …
  • Bên cạnh việc ứng dụng ứng dụng khoa học CMCN 4.0 thông qua phần mềm đặt giữ chỗ, xuất vé, nhà cung cấp phần mềm hàng không còn tích hợp những tính năng tra cứu thông tin dịch vụ tiện ích cho lịch trình bay của hành khách như: cung cấp bản đồ sân bay kỹ thuật số với số lượng bản đồ nhiều nhất thế giới (như khách hàng của Vietnam Airlines có thể dễ dàng tiếp cận 67 bản đồ tại 9 sân bay trong nước và 58 sân bay quốc tế). Bản đồ sân bay có chức năng định vị, chỉ dẫn hành khách tới các khu vực tại sân bay như quầy check-in, khu vực gửi hành lý, cửa khởi hành, nhà hàng, bãi đỗ xe, … Hành khách có thể sử dụng bản đồ bằng cách tải miễn phí ứng dụng di dộng trên hệ điều hành Android, iOS hoặc truy cập website của hãng hàng không.

Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nói riêng và công nghệ 4.0 vào công tác quản trị và nâng cao chất lượng dịch vụ hành khách, thực hiện mục tiêu đưa ngành hàng không Việt Nam trở thành ngành hàng không công nghệ số (Digital Airline) trước năm 2020 theo xu thế chung của hàng không thế giới. Các nhà cung cấp giải pháp công nghệ hàng không, khách sạn và du lịch hàng đầu trên thế giới trong thời kỳ công nghệ 4.0 nhằm mang lại những dịch vụ trong lĩnh vực hàng không như: Lập kế hoạch đường bay, lịch bay; Điều hành bay; Quản trị giá cước và doanh thu; Hệ thống phục vụ hành khách cho đơn vị thành viên, ...

  1. Phần mềm làm thủ tục bay cho hành khách

Hiện nay trên thị trường hàng không Việt Nam đang sử dụng 02 hình thức ứng dụng phần mềm làm thủ tục bay cho hành khách (check-in) theo phương pháp truyền thống và trực tuyến, trong đó:

  • Ứng dụng CMCN 4.0 vào thủ tục check-in online (check-in trực tuyến) đã không còn quá xa lạ với các hành khách thường xuyên đi lại bằng đường hàng không:

+ Hầu hết các hãng hàng không đều đã áp dụng hình thức check-in trực tuyến. Để làm được điều này, hành khách sẽ tự thao tác trên website của hãng hoặc được nhân viên đại lý/ phòng vé hỗ trợ. Sau khi check-in trực tuyến, đến sân bay hành khách sẽ đến thẳng cửa an ninh mà không cần qua quầy làm thủ tục như thông thường (nếu không có hành lý ký gửi hoặc không đi cùng em bé). Ngoài ra, tại hầu hết các sân bay hiện nay còn được bố trí máy tự động check-in để giúp hành khách tự thực hiện các thao tác làm thủ tục tại ngay sân bay.

+ Hình thức check-in trực tuyến về cơ bản sẽ giúp hành khách làm thủ tục nhanh hơn, tiết kiệm thời gian xếp hàng chờ đợi ở quầy. Tuy nhiên, nếu hành khách mang theo hành lý ký gửi hoặc đi cùng em bé dưới 2 tuổi thì khi đến sân bay bạn sẽ vẫn phải xếp hàng tại quầy làm thủ tục để cân hành lý hoặc kiểm tra giấy tờ của em bé. Do đó trong trường hợp này việc check-in trực tuyến sẽ chỉ giúp công đoạn làm thủ tục tại quầy nhanh hơn bình thường một chút thôi.

+ Quy trình check-in trực tuyến hàng không về cơ bản gồm các bước được mô tả hình 4:

Hình 4: Quy trình check-in trực tuyến hàng không

Qua hình 4, cho thấy quy trình check-in trực tuyến hàng không:

  • Bước 1: Truy cập trang chủ (website) của hãng hàng không:

         + Chọn Ngôn ngữ phù hợp;

         + Chọn phần Check-in Trực tuyến có nền màu. 

  • Bước 2: Nhập Mã đặt chỗ và Tên hành khách vào các ô tương ứng theo hướng dẫn:

+ Nhấn Tìm kiếm đặt chỗ và chọn Tiếp tục sau khi hệ thống đã hiển thị thông tin hành khách.

+ Nếu một mã đặt chỗ chung cho nhiều người thì check-in, chọn chỗ lần lượt từng người. Lần 1 gõ mã đặt chỗ và điền tên khách thứ nhất. Sau khi check-in xong bạn quay lại từ đầu để điền tên khách thứ 2 vào.

  • Bước 3: Kiểm tra thông tin và đánh dấu tick chọn Chặng bay. Nếu là vé khứ hồi, bạn tick vào chuyến bay cần check-in nhé (vì có hai chuyến liền) rồi nhấn Tiếp tục:

         + Sơ đồ máy bay hiện ra với các ký hiệu ghế còn trống chưa có ai ngồi (màu xanh) và ghế đã bị chọn (màu nâu hoặc đỏ). Thích ngồi chỗ nào thì bạn dùng chuột click vào để chọn.

         + Nên nhớ, vị trí sát cửa sổ máy bay là dãy dọc A và F, tức là hai dãy ngoài cùng. Hai dãy dọc B và E là ghế giữa. Còn lại hai dãy dọc sát nhau C và D là cạnh lối đi. Bạn nào hay đi vệ sinh thì nên chọn hai dãy này để tiện đi lại. Bạn nào thích ngắm cảnh thì chọn A hoặc F. Chọn ưng ý rồi thì bạn nhấn nút Xác nhận ghế để kết thúc.

  • Bước 4: Xác nhận hoàn thành check-in:

+ Hành khách kiểm tra lại nội dung trên màn hình (tên khách, chuyến bay, số ghế). Nếu ưng ý thì bạn có 3 thẻ tuỳ chọn màu vàng bên dưới.

+ Nhấn tùy chọn In nếu muốn in thẻ lên tàu bay (tới ngày bay, bạn chỉ cần mang tới sân bay và nhờ nhân viên thủ tục đóng dấu xác nhận là xong). Hoặc nhấn tùy chọn gửi Email để gửi lại thông tin vé, bao gồm số ghế vừa chọn vào mail của bạn.

+ Sau đó nhấn tùy chọn Kết thúc để chuyển về trang đặt chỗ ban đầu, làm tiếp cho người thứ hai, thứ ba trong vé (nếu có nhiều khách đi chung).

  • Thủ tục check-in truyền thống (check-in tại quầy thủ tục), về cơ bản phần mềm check-in cũng trải qua các bước như check-in trực tuyến, xong người thực hiện là nhân viên hàng không, do vậy việc ùn ứ khách hàng kéo theo những phiền hà và yếu tố thời gian khi làm thủ tục bay cho hành khách là không thể tránh khỏi, đặc biệt trong những khung thời gian cao điểm. Do vậy, việc ứng dụng CMCN 4.0 vào thủ tục check-in truyền thống là điều rất cấp thiết hiện nay nhằm tối ưu hóa thời gian phục vụ hành khách và đảm bảo an toàn - an ninh khi khai thác hệ thống, tránh để xảy ra các sự cố nghiêm trọng (ví dụ như vụ tin tặc tấn công vào các hệ thống phần mềm tại sân bay tại Việt Nam năm 2016 là vụ tấn công của các tin tặc - hacker vào chiều 29/7/2016 vào một số màn hình hiển thị thông tin chuyến bay tại khu vực làm thủ tục chuyến bay của các Sân bay quốc tế Tân Sơn NhấtSân bay quốc tế Nội BàiSân bay quốc tế Đà NẵngSân bay Phú Quốc. Các màn hình của sân bay đã bị chèn những hình ảnh và nội dung câu chữ xúc phạm Việt Nam và Philippines, xuyên tạc các nội dung về Biển Đông. Hệ thống phát thanh của sân bay cũng phát đi những thông điệp tương tự. Đồng thời website của Vietnam Airlines cũng bị hack với 411.000 dữ liệu của hành khách đi máy bay đã bị hacker thu thập và phát tán. Cuộc tấn công website và hệ thống thông tin sân bay này được đánh giá là lớn nhất từ trước đến nay vào hệ thống thông tin hàng không của Việt Nam, gây lên tổ thất rất lớn cho ngành hàng không Việt Nam thời điểm 2016).
  • Bên cạnh đó, việc tích hợp các tính năng ưu việt của CMCN 4.0 nhằm mang lại tiện ích cho dịch vụ hành khách như dịch vụ làm thủ tục lên máy bay qua điện thoại (telephone check-in), điển hình tại thị trường Việt Nam:

         + Công ty Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (VIAGS) - đơn vị thành viên của Vietnam Airlines hiện là hãng hàng không đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cung cấp dịch vụ tiện ích này. Dịch vụ được áp dụng cho các chuyến bay nội địa của Vietnam Airlines khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất và tiếp tục được nghiên cứu để mở rộng đến các sân bay khác trong thời gian tới.

         + Ngoài dịch vụ telephone check-in, Vietnam Airlines đã triển khai dịch vụ kiosk check-in tại hàng loạt sân bay nước ngoài. Dịch vụ này giúp hành khách có thể làm thủ tục trong khoảng thời gian từ 24 tiếng đến 60 phút trước giờ khởi hành dự kiến, tiết kiệm thời gian xếp hàng chờ đợi, chủ động lựa chọn ghế ngồi và in thẻ máy bay ngay tại sân bay. Hành khách không mang hành lý ký gửi có thể sử dụng thẻ lên máy bay in từ kiosk để đi thẳng vào khu vực an ninh lên tàu bay.

         + Ngoài Vietnam Airlines, các hãng hàng không khác cũng rất chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ, đây được xem là “chìa khóa” để hàng không Việt Nam hội nhập và phát triển trong thời kỳ CMCN 4.0.

  1. Phần mềm soi chiếu hành khách, hành lý

Phần mềm soi chiếu hành khách, hành lý là công cụ để kiểm tra, nhận biết vũ khí, chất nổ, vật phẩm nguy hiểm bằng máy soi tia X, đồng thời để kiểm tra, nhận biết vũ khí, chất nổ, vật phẩm nguy hiểm bằng cổng từ và thiết bị phát hiện kim loại cầm tay cho hành khách và hành lý, được mô tả hình 5:

Hình 5: Hình ảnh mô tả quy trình soi chiếu an ninh hàng không

Phần mềm soi chiếu hành khách, hành lý trong vận tải hàng không Việt Nam hiện nay được sử dụng chủ yếu:

  • Hệ thống soi chiếu tại các Cảng HKSB hiện nay chủ yếu sử dụng công nghệ soi chiếu 1 đầu phát và 2 đầu phát của nhà cung cấp Smith Heimann.
  • Có 2 hình thức soi chiếu là soi chiếu trực tiếp và soi chiếu inlines, trong đó:

+ Soi chiếu trực tiếp: Do con người quyết định. Khi sử dụng soi chiếu trực tiếp băng tải máy soi sẽ duy trì tốc độ 20÷25m/s để đảm bảo thời gian cho người phân tích hình ảnh và đưa ra quyết định.

+ Soi chiếu inline: Hình ảnh được truyền vào màn hình phân tích với thời gian chờ trên màn hình là 15÷20s/1 hình ảnh để cho người soi chiếu đưa ra quyết định; Soi chiếu inlines chia theo 2 dạng: 1 nếu hành lý cần kiểm tra thì hình ảnh được đưa đến màn hình Reckeck để người kiểm tra; 2 là hình ảnh đc lưu trữ lại sever và khi cần kiểm tra có thể truy xuất hình ảnh.

Tóm lại: Phần mềm soi chiếu hành khách, hành lý trong vận tải hàng không thời kỳ CMCN 4.0 ngoài việc tuân thủ các tiêu chuẩn an ninh - an toàn hàng không thế giới trong quá trình kiểm soát hành khách và hành lý khi tham gia sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng không, hệ thống cần đáp ứng tích hợp những tính năng ưu việt nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những vật dụng nguy hiểm của hành khách trong quá trình làm thủ tục hàng không.

  1. Khai thác phương tiện máy bay trong thời kỳ CMCN 4.0

Ngày nay, các hãng hàng không với việc đầu tư đội phương tiện hiện đại với nhiều tính năng ưu việt, giảm tiếng ồn, khí thải, thân máy bay là vật liệu nhẹ, thân thiện với môi trường và tiết kiệm nhiên liệu, đáp ứng tải cung ứng lớn, bay tầm xa, … điển hình như dòng máy bay: A380, A350, A330, B787, B777, …

Do vậy, để làm chủ được các phương tiện hiện đại trong thời kỳ CMCN 4.0, hãng hàng không cần đầu tư nguồn nhân lực và cơ sở vật chất tương ứng để có thể tiếp nhận và chuyển giao dần những tính năng khoa học, công nghệ cao, hiện đại được trang bị trên các dòng phương tiện để khai thác hiệu quả đội phương tiện máy bay trên thị trường hàng không, được mô tả hình 6:

Hình 6: Mô phỏng phân tích chuyến bay từ hệ thống CEFA của VNA

+ Về cơ sở vật chất: Vietnam Airlines (VNA) hiện đã trang bị Tổ hợp buồng lái mô phỏng máy bay (SIM) đầu tiên tại Việt Nam, đánh dấu cột mốc vượt bậc trong chiến lược đầu tư về đào tạo phi công của hãng trong thời kỳ CMCN 4.0. Tổ hợp buồng lái mô phỏng máy bay đặt tại Trung tâm huấn luyện của VNA gồm 4 thiết bị mô phỏng buồng lái do VNA đầu tư và hợp tác kinh doanh với nhà sản xuất thiết bị mô phỏng buồng lái Canada CAE Inc. (CAE), trong đó có 02 thiết bị dành cho đào tạo phi công đội bay A321, 01 thiết bị mô phỏng buồng lái A350 và 01 thiết bị cho đội bay Boeing 787.

+ Việc xây dựng và thành lập Tổ hợp buồng lái mô phỏng máy bay sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích cho VNA nói riêng và ngành hàng không nói chung trên nhiều phương diện, đặc biệt là giúp VNA chủ động trong công tác đào tạo, đảm bảo số lượng, chất lượng phi công ở mức cao nhất theo chuẩn quốc tế, đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất về an toàn và chất lượng trong khai thác.

Hình 7: Mô tả CRM trong buồng lái

  1. Quản lý điều hành bay thời kỳ CMCN 4.0

Hoạt động quản lý điều hành bay nhằm đảm bảo an toàn hoạt động bay, các tổ chức, cá nhân tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn, quy định, hướng dẫn, quy trình của ICAO và Việt Nam liên quan đến khai thác hoạt động bay, bảo đảm hoạt động bay. Quản lý an toàn hoạt động bay bao gồm (Điều 257, Thông tư số 19/2017/TT-BGTVT):

a) Xác định chính sách về an toàn;

b) Xây dựng hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn về an toàn;

c) Thiết lập hệ thống giám sát an toàn hoạt động bay, hệ thống báo cáo an toàn hoạt động bay; tổ chức thiết lập hệ thống quản lý an toàn (SMS);

d) Tổ chức điều tra, kiểm tra sự cố hoạt động bay;

đ) Đảm bảo các nguồn nhân lực và tài chính cho hoạt động quản lý an toàn;

e) Xem xét, chấp thuận các kinh nghiệm thực hành;

g) Các nội dung khác về quản lý an toàn theo hướng dẫn của ICAO.

Bối cảnh CMCN 4.0 của ngành hàng không hiện nay có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý điều hành bay và được đề cập đến việc khai thác sử dụng trang thiết bị trong lĩnh vực khoa học công nghệ nhằm “Thiết lập hệ thống giám sát an toàn hoạt động bay, hệ thống báo cáo an toàn hoạt động bay; tổ chức thiết lập hệ thống quản lý an toàn (SMS)”, mô tả hình 8:

Hình 8: Hình ảnh Trung tâm quản lý điều hành bay

  • Dịch vụ Thông tin, dẫn đường, giám sát (CNS) là dịch vụ cung cấp cho các chuyến bay đi/đến các sân bay và các chuyến bay quá cảnh qua vùng thông báo bay của Việt Nam. Các trang thiết bị CNS đóng vai trò quan trọng vì đây chính là những phương tiện kỹ thuật, hạ tầng cơ sở để thực hiện cung cấp các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay. Đối với dịch vụ CNS, khi chuyển sang 4.0, các mạng công nghệ thông tin nhỏ lẻ, riêng biệt, dữ liệu lưu trữ rời rạc sẽ chuyển thành mạng công nghệ thông tin ATN toàn cầu dành cho ngành hàng không với cơ sở dữ liệu được xây dựng tập trung, các thông tin trong lĩnh vực hàng không sẽ được chuyển thành dạng dữ liệu số và truyền trên nền tảng mạng ATN. Các đường truyền dữ liệu Ground-to-Air cần được thiết lập như: HF Data link, VHF Data link, Transponder mode S, VSAT, … kèm theo đó là các thiết bị cũng phải thay đổi tương ứng. Cùng với đó cần phải xây dựng ban hành các quy định và thiết lập hệ thống đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các hệ thống thông tin trên.
  • Hệ thống dẫn đường truyền thống sử dụng VOR/DME, NDB sẽ chuyển dần sang dẫn đường theo tính năng với công nghệ dẫn đường chủ đạo dựa trên vệ tinh (GNSS) và các công nghệ kèm theo như DME/DME, GBAS, SBAS để thích nghi với thời kỳ CMCN 4.0 trong ngành hàng không hiện nay.
  • Hệ thống giám sát truyền thống sử dụng radar sẽ cần phải nâng cấp sang Mode S để cung cấp các đường truyền số liệu, đồng thời kết hợp với các công nghệ giám sát tiên tiến như: Giám sát ADS-B sử dụng vệ tinh hay công nghệ giám sát chủ động MLAT, WAM mới đáp ứng được thời kỳ CMCN 4.0 của ngành.
  • Đối với lĩnh vực bay kiểm tra hiệu chuẩn: Ngoài việc cung cấp dịch vụ bay kiểm tra hiệu chuẩn các trang thiết bị truyền thống sẽ phải đầu tư nguồn lực máy bay, trang thiết bị bay hiệu chuẩn, huấn luyện về con người để thực hiện được bay kiểm tra hiệu chuẩn các thiết bị công nghệ mới và bay kiểm tra đánh giá phương thức bay.
  • Ngoài ra, dịch vụ thông báo tin tức hàng không sẽ từng bước chuyển đổi từ cung cấp dịch vụ tin tức hàng không sang quản lý tin tức hàng không theo lộ trình chuyển đổi của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).

Ngành hàng không Việt Nam đã chủ động trong bối cảnh CMCN 4.0, đặc biệt trong hoạt động quản lý điều hành bay, mô tả hình 9:

Hình 9: Hình ảnh Trạm điều hành bay của ngành hàng không Việt Nam

  • Hoạt động quản lý điều hành bay của ngành hàng không giao cho Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) quản lý và điều hành. Đến nay VATM đã đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng theo hướng hiện đại đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, phù hợp với các tiêu chuẩn của ICAO. Đổi mới công nghệ quản lý điều hành bay mang tính đột phá của VATM là từ công nghệ cổ điển, truyền thống “Nghe - nói” sang phương thức hiện đại “Nghe - nói - giám sát” và từng bước tự động hóa các khâu trong dây chuyền công nghệ cung cấp các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay nhằm đáp ứng với bối cảnh cuộc CMCN 4.0.
  • Trước đó, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đã đầu tư được 02 Trung tâm Kiểm soát đường dài, 03 cơ sở kiểm soát tiếp cận, 22 Đài kiểm soát tại sân, các Đài kiểm soát không lưu với nhiều công trình quy mô lớn, thiết kế phức tạp, yêu cầu kỹ thuật công nghệ cao như đài Kiểm soát không lưu Đà Nẵng, Nội Bài, Tân Sơn Nhất. Năm 2006, Trung tâm kiểm soát không lưu HCM khánh thành. Đây là một dự án có quy mô hiện đại trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2015, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam khánh thành Trung tâm kiểm soát không lưu Hà Nội. Đây là các dự án tiêu biểu của ngành Giao thông vận tải có quy mô, công năng hiện đại ngang tầm khu vực, đã đánh dấu một thành công lớn của Tổng công ty trong công tác đầu tư đổi mới công nghệ điều hành bay, đáp ứng nhu cầu hoạt động vận tải hàng không ngày càng tăng cao trên các vùng thông báo bay của Việt Nam. 
  1. Kết luận

Cuộc CMCN 4.0 có tác động rất lớn đối với ngành hàng không nói chung và doanh nghiệp hàng không nói riêng, đòi hỏi ngành hàng không và doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị lớn về nguồn lực tài chính để đầu tư về công nghệ, trang thiết bị và hạ tầng kỹ thuật; tổ chức sắp xếp lại bộ máy theo hướng tinh giản và phù hợp với mô hình mới, tổ chức huấn luyện đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như áp dụng các công cụ quản trị doanh nghiệp tiên tiến nhằm đáp ứng được theo các yêu cầu mới của CMCN 4.0.

Đồng thời, quá trình đầu tư về công nghệ, trang thiết bị và hạ tầng kỹ thuật trong bối cảnh CMCN 4.0 còn đảm bảo tuyệt đối công tác an toàn - an ninh hàng không, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh và tối ưu hóa doanh thu, lợi nhuận, hướng đến sự phát triển bền vững của ngành hàng không Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và liên minh hàng không thế giới.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

  1. Chỉ thị số 13/CT-BGTVT ngày 09/11/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT và Nghị quyết chuyên đề số 64/NQ/TVĐU ngày 27/11/2012 của Thường vụ Đảng ủy Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn trong hoạt động bay;
  2. Quyết định số 1189/QĐ-BGTVT ngày 07/5/2013 của Bộ Giao thông vận về việc phê duyệt Chương trình An toàn Quốc gia trong lĩnh vực hàng không dân dụng;
  3. Thông tư số 29/2014/TT-BGTVT ngày 29/7/2014 của Bộ Giao thông vận về việc Quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện an ninh hàng không;
  4. Cục Hàng không Việt Nam - CAAV (2017), Hội thảo 20 năm An toàn hàng không: “Đánh giá công tác đảm bảo an toàn hàng không của ngành Hàng không Việt Nam trong 20 năm qua và định hướng trong thời gian tới”;
  5. Tổng công ty Quản lý Bay Việt Nam - VATM (2017), Hội thảo 20 năm An toàn hàng không: “Đánh giá công tác đảm bảo hoạt động bay của hệ thống quản lý bay Việt Nam. Một số giải pháp và kiến nghị”;
  6. Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (2017), Hội thảo 20 năm An toàn hàng không: “An toàn khai thác luôn là ưu tiên hàng đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines”;
  7. Công ty Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam - VIASG (2017), Hội thảo 20 năm An toàn hàng không: “Các ảnh hưởng của dịch vụ phục vụ mặt đất đối với công tác an toàn hàng không”;
  8. TS. Nguyễn Văn Minh, Hội Khoa học và Công nghệ Hàng không Việt Nam - VAAST (2017), Hội thảo 20 năm An toàn hàng không:Đảm bảo an toàn thông tin trong an toàn hàng không;
  9. TS. Đinh Quang Toàn, ThS. Hoàng Anh Tuấn (2017), Hội thảo 20 năm An toàn hàng không: “Khảo sát các phương pháp đo lường văn hóa an toàn hàng không trên thế giới và những điểm cần lưu ý ban đầu khi áp dụng ở Việt Nam”;
  10.  Cục Hàng không Việt Nam phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia (2017), tổ chức Hội thảo: “20 năm an toàn hàng không”;
  11.  Thông tư số 43/2017/TT-BGTVT ngày 16/11/2017 của Bộ Giao thông vận về việc Quy định về đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện an ninh hàng không.

 

Bình luận