Công nghệ kỹ thuật Cơ khí Tàu thủy và Công trình nổi
0208.3856545 | 0912.454.936


Công nghệ kỹ thuật Cơ khí Tàu thủy và Công trình nổi

  • 15:07:42 12/06/17

  • Ngành Cơ khí

Tại sao chúng tôi chọn ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí tàu thủy và thiết bị nổi

Kinh tế biển là một trong những hướng trọng điểm phát triển kinh tế, nước ta lại có bờ biển dài, nhu cầu vận tải biển lớn. Do vậy, nhu cầu nhân lực về kỹ thuật tàu thủy là rất lớn. Ngành kỹ thuật tàu thủy là ngành công nghiệp tổng hợp, có tính quốc tế cao. Với kiến thức về ngành CNKT Cơ khí Tàu thủy và Thiết bị nổi, chúng ta không những có thể có cơ hội nắm bắt một công việc tốt mà nó còn hỗ trợ rất nhiều cho những lĩnh vực khác trong cuộc sống.

 
Sinh viên tiêu biểu
Võ Quang Nhật Hùng
Sinh viên năm 4 ngành CNKT Cơ khí Tàu thủy và Thiết bị nổi

CNKT Cơ khí Tàu thủy và Thiết bị nổi là ngành càng học càng thấy hấp dẫn vì liên tục được tiếp thu, cập nhật những kiến thức công nghệ mới nhất về ngành Cơ khí nói chung và ngành Cơ khí đóng tàu nói riêng khiến việc học không bao giờ nhàm chán. Mỗi ngày với mình là một ngày được trải nghiệm, tìm hiểu, biết thêm những kiến thức mới và chuyên sâu trong lĩnh vực tàu thủy và thiết bị nổi.

 
Sinh viên tiêu biểu
Phan Huy Liêm
Sinh viên năm 4 ngành CNKT Cơ khí Tàu thủy và Thiết bị nổi
 

Bạn được trải nghiệm gì khi theo học tại Trường Đại học Công nghệ GTVT

1. Nền tảng chương trình

Chuyên ngành CNKT Cơ khí Tàu thủy và Thiết bị nổi là một ngành học luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là kinh tế biển. Chuyên ngành CNKT Cơ khí Tàu thủy và Thiết bị nổi đào tạo nên các kỹ sư có đủ năng lực về thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, thiết kế quy trình lắp ráp và sửa chữa, thiết kế hoán cải, kiểm định và giám định các trang thiết bị của hệ thống năng lượng tàu thủy, công trình nổi, cũng như các lĩnh vực cơ khí khác.    

Chương trình đào tạo của chuyên ngành CNKT Cơ khí Tàu thủy và Thiết bị nổi trang bị cho sinh viên các kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành thành thạo. Dựa trên nền tảng kiến thức được trang bị, kỹ sư sau khi ra trường có thể thích nghi với môi trường làm việc thực tế, khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm. Khả năng giải quyết một cách khoa học những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.

Sinh viên học chuyên ngành CNKT Cơ khí Tàu thủy và Thiết bị nổi được trang bị những kiến thức chuyên ngành cần thiết để thiết kế và đóng mới tàu thủy, công trình nổi như: lý thuyết tàu thủy và thiết bị nổi, kết cấu tàu thủy và thiết bị nổi, công nghệ đóng tàu và thiết bị nổi, hệ thống động lực tàu thủy, máy phụ tàu thủy v.v… Sinh viên được đào tạo chuyên môn sâu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thiết kế, đóng mới, sửa chữa tàu và thiết bị nổi.

Chuyên ngành CNKT Cơ khí Tàu thủy và Thiết bị nổi sở hữu một chương trình đào tạo có chất lượng cao, được xây dựng và cập nhật liên tục bởi các giáo sư, tiến sỹ, các chuyên gia đầu ngành và các giảng viên có kinh nghiệm về chuyên môn. Chương trình đào tạo được xây dựng có sự tham khảo thông tin từ các trường đại học hàng đầu trong nước và quốc tế. Chương trình đào tạo được cập nhật, điều chỉnh hàng năm phù hợp với sự phát triển về khoa học và công nghệ, nhu cầu về nguồn lao động chất lượng cao và các hoạt động thực tế liên quan đến ngành kỹ thuật tàu thủy. Chất lượng của chương trình đào tạo đã được các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động trong nước và quốc tế đánh giá cao.

2. Chương trình học toàn khóa

Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp

Triển vọng nghề nghiệp

Về hoạt động nghiệp vụ: (Sinh viên sau tốt nghiệp có thể công tác tại)

  • Các công ty, nhà máy, cơ sở công nghiệp trên toàn quốc.

  • Các nhà máy đóng và sửa chữa tàu, các nhà máy cơ khí.

  • Các công ty khái thác dầu khí và dịch vụ công trình biển.
  • Các cơ quan quản lý trong lĩnh vực cơ khí, tàu thuyền; Các công ty khai thác tàu.
  • Các cơ quan giám sát và kiểm tra, kiểm định kỹ thuật, các cơ quan đăng kiểm.
  • Các viện nghiên cứu và thiết kế về cơ khí, đóng tàu.
  • Các sở, phòng, ban khoa học – công nghệ.
  • Các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và nghề.
  • Các lĩnh vực kinh tế liên quan đến chuyên ngành...
  • Các địa chỉ công tác này bao gồm: trong và ngoài nước, dân sự và quốc phòng, công an, lực lượng vũ trang; doanh nghiệp và tổ chức xã hội.

Các công việc có thể tham gia và đảm nhận:

  • Thiết kế các hạng mục cơ khí công nghiệp và cơ khí thủy.
  • Thiết kế hệ thống năng lượng tàu thủy, công trình nổi.
  • Thiết kế quy trình công nghệ cơ khí.
  • Thiết kế quy trình công nghệ trong đóng mới và sửa chữa tàu thủy, quy trình công nghệ hệ thống thiết bị năng lượng tàu thủy và công trình nổi.
  • Tổ chức sản xuất và quản lý, điều hành, giám sát quá trình công nghệ.
  • Thiết lập và xây dựng dự án kỹ thuật cơ khí, thiết kế và đóng tàu.
  • Tư vấn kỹ thuật, thẩm định các dự án và thiết kế ngành cơ khí, đóng tàu.
  • Quản lý và khai thác các hệ thống, thiết bị năng lượng tàu thủy và các lĩnh vực cơ khí liên quan.
  • Quản lý doanh nghiệp; quản lý đơn vị sản xuất, nhà máy và xí nghiệp công nghiệp cơ khí, đóng tàu

 

Trường Đại học Công nghệ GTVT tuyển sinh ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí tàu thủy và thiết bị nổi năm 2017

 

4.1. Xét tuyển sử dụng kết quả thi THPT Quốc gia:

- Chỉ tiêu: 2.220

Mã ngành xét tuyển

Các ngành đào tạo

Chỉ tiêu

dự kiến

Các tổ hợp môn

xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia

Các ngành đào tạo đại học

 

Cơ sở đào tạo Hà Nội

 

 

52510104

Công nghệ kỹ thuật giao thông (Xây dựng Cầu đường bộ)

200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Toán, Vật lí, Hóa học

2. Toán, Vật lí, Tiếng Anh

3. Toán,Hóa học,Tiếng Anh

4. Ngữ văn,Toán,Tiếng Anh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công nghệ kỹ thuật giao thông (Xây dựng Đường bộ; Xây dựng Cầu hầm)

90

Công nghệ kỹ thuật giao thông (Quản lý dự án công trình xây dựng)

50

Công nghệ kỹ thuật giao thông (Xây dựng Đường sắt- Metro; Xây dựng đường thủy và công trình biển)

60

Công nghệ kỹ thuật giao thông (Cầu đường bộ Việt – Anh; Cầu đường bộ Việt – Pháp)

50

52510102

Công nghệ kỹ thuật xây dựng dân dụng và công nghiệp

130

52510205

Công nghệ kỹ thuật Ô tô

170

52510203

Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử

100

52510201

Công nghệ kỹ thuật Cơ khí (Cơ khí máy xây dựng; Cơ khí tàu thủy và thiết bị nổi; Cơ khí Đầu máy - toa xe và tàu điện Metro)

90

52480104

Hệ thống thông tin

75

Hệ thống thông tin (Hệ thống thông tin Việt – Anh)

25

52510302

Công nghệ kỹ thuật Điện tử - viễn thông

80

52480102

Truyền thông và mạng máy tính

100

52340301

Kế toán

200

52580301

Kinh tế xây dựng

100

52340101

Quản trị kinh doanh

45

Quản trị kinh doanh (Quản trị kinh doanh Việt – Anh)

25

Quản trị Marketing

40

Quản trị Tài chính và Đầu tư

40

52340201

Tài chính doanh nghiệp

100

52840104

Khai thác vận tải (Logistics và Vận tải đa phương thức)

75

Khai thác vận tải (Logistics và Vận tải đa phương thức Việt – Anh)

25

Khai thác vận tải (Quản lý, điều hành vận tải đường bộ; Quản lý, điều hành vận tải đường sắt)

50

52510406

Công nghệ kỹ thuật môi trường

50

1. Toán, Vật lí, Hóa học

2. Toán, Vật lí, Tiếng Anh

3. Toán,Hóa học,Tiếng Anh

4. Toán, Hóa học, Sinh học

 

Cơ sở đào tạo Vĩnh Phúc

 

 

52510104VP

Công nghệ kỹ thuật giao thông (Xây dựng Cầu đường bộ)

50

 

 

 

1. Toán, Vật lí, Hóa học

2. Toán, Vật lí, Tiếng Anh

3. Toán,Hóa học,Tiếng Anh

4. Ngữ văn,Toán,Tiếng Anh

 

52510102VP

Công nghệ kỹ thuật xây dựng dân dụng và công nghiệp

30

52510205VP

Công nghệ kỹ thuật Ô tô

40

52480104VP

Hệ thống thông tin

30

52340301VP

Kế toán

30

52580301VP

Kinh tế xây dựng

30

52510302VP

Công nghệ kỹ thuật Điện tử - viễn thông

20

 

Cơ sở đào tạo Thái Nguyên

 

 

52510104TN

Công nghệ kỹ thuật giao thông (Xây dựng Cầu đường bộ)

20

1. Toán, Vật lí, Hóa học

2. Toán, Vật lí, Tiếng Anh

3. Toán,Hóa học,Tiếng Anh

4. Ngữ văn,Toán,Tiếng Anh

Tổng chỉ tiêu dự kiến

2.220

 

NỘP HỒ SƠ XÉT TUYỂN

Phương thức tuyển sinh: Có 2 phương thức xét tuyển, gồm: (1) Xét tuyển sử dụng kết quả thi THPT Quốc gia; (2)  Xét tuyển không sử dụng kết quả thi THPT Quốc gia.

4.2. Xét tuyển không sử dụng kết quả thi THPT Quốc gia
a. Xét tuyển thẳng 
            - Chỉ tiêu tuyển thẳng: 10
            - Đối tượng xét tuyển: Học sinh tốt nghiệp THPT.
            - Ngành xét tuyển: Tất cả các ngành của Trường.
            - Điều kiện nhận ĐKXT:
            (1). Theo Mục a,b,c,e,g,h,i Khoản 2 Điều 7 Quy chế Tuyển sinh đại học hệ chính quy, cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy (Ban hành kèm Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo);
            - Nguyên tắc xét tuyển: Xét tuyển lần lượt lấy từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu.
b. Xét tuyển kết hợp
            - Chỉ tiêu tuyển thẳng: 20
            - Đối tượng xét tuyển: Học sinh tốt nghiệp THPT.
            - Ngành xét tuyển: Tất cả các ngành của Trường.
            - Điều kiện nhận ĐKXT:
            (1). Học sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố, quốc gia có môn thi phù hợp với ngành đăng ký học;
            (2). Học sinh lọt vào vòng thi Tháng cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức;
            (3). Học sinh Giỏi 02 năm THPT và có Hạnh kiểm Tốt.
            - Nguyên tắc xét tuyển: Xét tuyển lần lượt theo thứ tự từ ưu tiên (1) đến ưu tiên (3), lấy từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu.
c. Xét tuyển dự bị du học Pháp 
            - Chỉ tiêu tuyển thẳng: 30
            - Đối tượng xét tuyển: Học sinh tốt nghiệp THPT
            - Điều kiện nhận ĐKXT:
            (1). Học sinh các Trường THPT chuyên Tiếng Pháp;
            (2). Học sinh có kết quả TBCHT 3 năm THPT đạt loại Khá trở lên và có Hạnh kiểm Tốt.
            - Nguyên tắc xét tuyển: Xét tuyển lần lượt theo thứ tự từ ưu tiên (1) đến ưu tiên (2), xét tuyển lấy từ cao xuống thấp đến  khi đủ chỉ tiêu.
d.  Xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT
            - Chỉ tiêu tuyển thẳng: 120
            - Đối tượng xét tuyển: Học sinh tốt nghiệp THPT.
            - Ngành xét tuyển:

Mã ngành xét tuyển

Các ngành đào tạo

Chỉ tiêu

dự kiến

Các tổ hợp môn

xét tuyển theo kết quả học tập THPT

52510104TN

Công nghệ kỹ thuật giao thông (Xây dựng Cầu đường bộ)

20

 

1. Toán, Vật lí, Hóa học

2. Toán, Vật lí, Tiếng Anh

3. Toán,Hóa học,Tiếng Anh

4. Toán, Hóa học, Sinh học

52510102TN

Công nghệ kỹ thuật xây dựng dân dụng và công nghiệp

20

52340301TN

Kế toán

20

52580301TN

Kinh tế xây dựng

20

52480104TN

Hệ thống thông tin

20

52510205TN

Công nghệ kỹ thuật Ô tô

20

Tổng chỉ tiêu dự kiến

120

 

- Điều kiện nhận ĐKXT: Thí sinh có điểm trung bình chung của tổ hợp các môn học (Lớp 12) dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 6,0.

- Nguyên tắc xét tuyển: Xét tuyển điểm lấy từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu. Điểm xét tuyển lấy đến 2 chữ số thập phân. Nếu nhiều hồ sơ có điểm xét tuyển bằng nhau thì lấy điểm trung bình môn Toán làm tiêu chí phụ xét từ cao xuống thấp.

Ngành Mã ngành Tổ hợp môn xét tuyển
Công nghệ kỹ thuật cơ khí 52510201

Toán, Vật lí, Hóa học

Toán, Vật lí, Tiếng Anh
Toán,Hóa học,Tiếng Anh
Ngữ văn,Toán,Tiếng Anh