Thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường

   THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG 
                         CỦA NHÀ TRƯỜNG

  1- Theo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Nhà trường
 

(Ban hành theo QĐ số 04/2000/QĐ-BGDĐT, ngày 1/3/2000 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) có quy định những việc người học được biết và tham gia ý kiến như sau: 

a) Những việc người học được biết

 

- Chủ trương, chế độ chính sách của Nhà nước, của Ngành và những quy định của Nhà trường đối với người học. 

- Kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch đào tạo của Nhà trường hàng năm. 

- Những thông tin có liên quan đến học tập, rèn luyện, sinh hoạt và các khoản đóng góp theo quy định. 

- Chủ trương, kế hoạch tổ chức cho người học phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng CSVN, gia nhập các tổ chức, các đoàn thể trong Nhà trường.

 

b) Những việc người học được tham gia ý kiến

 

- Nội dung, quy định của Nhà trường có liên quan đến người học. 

- Tổ chức phong trào thi đua và các hoạt động khác trong Nhà trường có liên quan đến người học. 

- Việc tổ chức giảng dạy, học tập trong nhà trường có liên quan đến quyền lợi học tập của người học.

 

 2- Trách nhiệm của Nhà trường
 

Hiệu trưởng thực hiện hoặc phân công cấp dưới thực hiện những việc sau: 

- Thông báo về mục tiêu đào tạo, chương trình và quy trình đào tạo, kế hoạch tuyển sinh, các nội quy, quy chế của Nhà trường. 

- Thông báo công khai các chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ, công chức và người học. 

- Đặt hòm thư góp ý hoặc các hình thức góp ý khác để các cá nhân, tổ chức đoàn thể trong Nhà trường thuận lợi trong việc góp ý kiến. 

- Giải đáp các ý kiến và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo theo luật định.

- Định kỳ mỗi năm ít nhất một lần, Nhà trường gặp gỡ đại diện của người học để nghe và trao đổi giải quyết những vấn đề giảng dạy, học tập, rèn luyện, chế độ, chính sách, về đời sống vất chất, tinh thần và những vấn đề khác trong Nhà trường.