Kỹ sư CNKT Cơ khí tàu thủy và Công trình nổi

Kỹ sư CNKT Cơ khí tàu thủy và Công trình nổi

Tên tiếng Việt: Công nghệ kỹ thuật cơ khí Tàu thủy và Công trình nổi

Tên tiếng Anh: Ship and Offshore Mechanical Engineering Technology

Thời gian đào tạo: 4,5 năm

Mã ngành: 7510201

Văn bằng tốt nghiệp: Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật cơ khí

Nhu cầu nguồn nhân lực:

Xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã hội:

+ Theo thốngkê của bộ GTVT sản lượng hàng hóa đường thủy nội địa năm 2014 đạt 187tr tấn/năm thị phần chiếm khoảng 17,5%. Phấn đấu đến năm 2020 đạt 365tr tấn/năm chiếm khoảng 32,4% thị phần, vận tải hành khách liên tỉnh đạt 0,17%

- Theo KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNGPHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÓNG TÀU THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA VIỆT NAM TRONG KHUÔN KHỔ HỢP TÁC VIỆT NAM-NHẬT BẢN HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1901/QĐ-TTg ngày 22 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướngChính phủ).

Vị trí, vai trò của ngành đóng tàu ở Việt Nam

Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, và vùng đặc quyền kinh tế trên biển Đông rộng hơn 1.000.000 km2, là một trong 10 quốc gia có chỉ số cao nhất về độ dài của bờ biển ở ba hướng Đông, Nam và Tây Nam; có vị trí thuận lợi cho phát triển ngành đóng tàu.

Chính phủ quyết định phát triển năm nhóm khu kinh tế ven biển để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2013 - 2015: Khu kinh tế Chu Lai (tỉnh Quảng Nam) và Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi); khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (thành phố Hải Phòng); khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa); khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh); khu kinh tế đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới (Kiên Giang). Các khu kinh tế ven biển hình thành sẽ tạo môi trường đầu tư thuận lợi hơn cho một số vùng ven biển và có thể kích thích phát triển ngành đóng tàu.

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011-2020 được Đại hội lần thứ XI của Đảng thông qua nhấn mạnh: “Phát triển mạnh kinh tế biển tương xứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta, gắn phát triển kinh tế biển với đảm bảo an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền vùng biển. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp đóng tàu, chế biến thủy sản chất lượng cao...” Phát triển cảng biển, dịch vụ cảng biển và vận tải biển, sông - biển; phát triển các đội tàu, công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển.

Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 yêu cầu phải phát triển ngành cơ khí đóng, sửa chữa tàu thuyền và dịch vụ hậu cần nghề cá: Tập trung đầu tư củng cố phát triển đồng bộ công nghiệp cơ khí, đóng, sửa chữa tàu cá... Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất vỏ tàu, máy tàu, ngư cụ...

+ Năng lực đóng và sửa chữa tàu: Việt Nam có 120 nhà máy đóng, sửa chữa tàu với trọng tải trên 1.000 DWT, với 170 công trình nâng hạ thủy (chủ yếu cho tàu dưới 5.000 DWT, chỉ có 2 công trình cho tàu 300 - 400 nghìn DWT). Tổng công suất thiết kế của các nhà máy khoảng 2,6 triệu DWT/năm, nhưng năng lực thực tế đạt 800.000 - 1.000.000 DWT/năm (31-39% công suất thiết kế), trong đó đảm nhận 50% nhu cầu trong nước (300.000 - 400.000DWT/năm); xuất khẩu 500.000 - 600.000 DWT/ năm chiếm 0,3 - 0,4% thị phần đóng tàu thế giới. Về sửa chữa mới đáp ứng 41,7 - 46% đội tàu quốc gia, một phần do hầu hết các công trình nâng hạ thủy là phục vụ cho đóng mới)

Mục tiêu đến năm 2020

Đưa ngành đóng tàu trở thành ngành mũi nhọn trong thực hiện Chiến lược kinh tế biển; tập trung vào sản xuất một số gam sản phẩm phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam; xác lập lòng tin trên thị trường thế giới về Việt Nam là một quốc gia có ngành đóng tàu với chất lượng cao. Một số chỉ tiêu định lượng đến năm 2020:

Tốc độ tăng giá trị sản lượng toàn ngành: 5-10%.

Dành 70-80% năng lực sản xuất phục vụ nhu cầu đóng tàu các loại ở trong nước, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, trừ một số loại tàu như: tàu ngầm, tàu tuần dương hạm, tàu chiến đấu, đòi hỏi công nghệ và kỹ thuật cao.

Từ 3-10% dành cho xuất khẩu; Số lượng tàu xuất khẩu dự kiến 1,67-2,16 triệu tấn/năm.

Tầm nhìn đến năm 2030

Phát triển công nghiệp tàu thủy dài hạn phù hợp với nhu cầu của thị trường, khả năng tài chính và năng lực quản lý.

Hình thành một số trung tâm có khả năng đóng mới tàu chuyên dụng công nghệ cao, giá trị kinh tế lớn bao gồm cả tàu container, tàu chở dầu, kho nổi chứa dầu đến 100.000 tấn đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ trong nước và xuất khẩu.

Khối lượng kiến thức toàn khoá:

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 152 tín chỉ (TC); hai học phần bắt buộc là Giáo dục thể chất (4 TC) và Giáo dục Quốc phòng - An ninh (8 TC), sẽ được cấp chứng chỉ riêng.

Lượng tín chỉ phân bổ cho các khối kiến thức được trình bày trong bảng sau:

STT

Khối kiến thức

Bắt buộc

Tự chọn

Tổng số

1

Kiến thức giáo dục đại cương

29

4

33

2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

111

8

119

2.1

Kiến thức cơ sở ngành

38

4

42

2.2

Kiến thức ngành

43

4

47

2.3

Thực tập nghề nghiệp

18

 

18

2.4

Thực tập tốt nghiệp

4

 

4

2.5

Đồ án tốt nghiệp

8

 

8

 

Tổng cộng

140

12

152

 

Kỹ năng sinh viên tốt nghiệp

- Thực hiện các kỹ năng cơ bản về: tiện, nguội, gò, hàn ứng dụng vào lĩnh vực cơ khí Máy tàu thủy và công trình nổi;

- Xây dựng, tổ chức thực hiện được quy trình bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị thuộc hệ thống động lực, thân tàu thủy và công trình nổi;

- Xác định, phân tích các nguyên nhân hư hỏng thân tàu, công trình nổi và các thiết bị thuộc hệ thống động lực và khắc phục được những hư hỏng đó;

- Nghiên cứu, thiết kế thân tàu thủy và công trình nổi;

- Nghiên cứu, thiết kế trang trí hệ thống động lực tàu thủy;

- Sử dụng các phần mềm chuyên ngành trong thiết kế, hoán cải thân tàu, công trình nổi và hệ thống động lực;

- Phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả theo nhóm;

- Hội nhập được với môi trường quốc tế trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật cơ khí tàu thủy và công trình nổi;

- Sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin để nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học – công nghệ trong lĩnh vực công nghệ cơ khí tàu thủy và công trình nổi.

Cơ hội nghề nghiệp và vị trí việc làm sau tốt nghiệp:

Hiện tại Nhà trường đã và đang xúc tiến việc liên kết đào tạo với một số nước có trình độ cao về công nghiệp đóng tàu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ba      Lan, Đức…Vì vậy sau khi ra trường sinh viên có thể được tiếp cận với các nguồn học bổng từ các nước nói trên để nâng cao trình độ trở thành thạc sỹ, tiến sỹ.

Ngoài ra Nhà trường còn liên kết mật thiết với các đối tác trong nước như Bộ Giao thông vận tải, Tổng công ty đóng tàu Việt Nam, Tổng công ty Vinaline…Vì vậy sau khi ra trường sinh viên sẽ được giới thiệu việc làm tới các cơ quan nói trên nếu các đơn vị có nhu cầu tuyển dụng.

- Người tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí Tàu thủy và Công trình nổi cũng sẽ có cơ hội làm việc ở vị trí kỹ sư công nghệ tàu thủy tại các doanh nghiệp sửa chữa và đóng mới tàu thủy, cơ sở đăng kiểm; cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa tàu thủy và công trình nổi;

- Làm việc tại các phòng thiết kế, công ty tư vấn thiết kế tàu thủy, viện khoa học và công nghệ tàu thủy…

- Giảng dạy trong các trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.

File đính kèm