Công nghệ Kỹ thuật xây dựng Cầu Đường bộ

Công nghệ Kỹ thuật xây dựng Cầu Đường bộ

Tại sao chúng tôi chọn ngành Công nghệ kỹ thuật Xây dựng Cầu Đường bộ

Tôi quyết định lựa chọn ngành công trình, bời vì: Thứ nhất, để đất nước trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thì ngành GTVT phải đi trước một bước, Nhà nước phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tốt hơn và cơ hội việc làm sẽ rất rộng mở. Thứ hai, tôi nhận thấy ngành xây dựng cầu đường rất phù hợp với bản thân và hoàn cảnh gia đình. Thứ ba, hình ảnh những công trình trong lịch sử như cầu Long Biên, cầu Hàm Rồng, con đường Trường Sơn huyền thoại hay những công trình nổi tiếng như cầu Cần Thơ, cầu Bãi Cháy, cầu Nhật Tân, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai… đã thôi thúc tôi lựa chọn ngành xây dựng công trình giao thông. Tôi hy vọng được trở thành kỹ sư cầu đường, được góp sức xây dựng nên những công trình vĩ đại cho đất nước.

 
Sinh viên tiêu biểu
Đoàn Xa Thái
Sinh viên K64 Ngành CNKT Xây dựng Cầu Đường bộ

Tôi có ước mơ trở thành kỹ sư cầu đường từ truyền thống của gia đình; lĩnh vực giao thông vận tải đang phát triển tạo nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm trong tương lai. Được làm việc trong ngành xây dựng, giao thông, tôi sẽ có cơ hội được “du lịch” khám phá nhiều vùng đất mới, các công trình xây dựng đang ở khắp mọi miền đất nước; tôi sẽ có cơ hội tới Nhật Bản, Pháp và những nước phát triển để học hỏi, tiếp thu những công nghệ mới, hiện đại. Nếu là kỹ sư làm việc trên công trường, trên sông nước có thể vất vả nhưng bù lại là cơ hội có mức thu nhập cao; môi trường làm việc sẽ giúp tôi trường thành và mạnh mẽ hơn. Tôi hy vọng mình được tham gia xây dựng nên những công trình lớn như: đường cao tốc Bắc - Nam, sân bay Long Thành, những công trình giao thông đô thị…

 
Sinh viên tiêu biểu
Phạm Công Tú
Sinh viên năm K63 Ngành CNKT Xây dựng Cầu Đường bộ
 

Bạn được trải nghiệm gì khi theo học tại Trường Đại học Công nghệ GTVT

1. Nền tảng chương trình

Chương trình được xây dựng theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo định hướng ứng dụng, có sự tham khảo CTĐT của các Trường đại học có uy tín trong nước có cùng lĩnh vực đào tạo với Nhà trường. Đồng thời tham khảo CTĐT của một số trường đại học có uy tín của một số nước tiên tiến trên thế giới, như trường đại học Gunma, Hiroshima - Nhật Bản, Đại học tổng hợp Kỹ thuật Giao thông đường bộ Matxcova (MADI), Đại học Valenciennes, Đại học Cergy-Pontoise, Viện khoa học ứng dụng quốc gia Pháp.

Nội dung đào tạo chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng cầu đường bộ tích hợp cân bằng giữa kiến thức nền tảng với công nghệ, kỹ thuật mới không chỉ bao gồm các kiến thức về khoa học cơ bản của nhóm ngành kỹ thuật xây dựng mà còn đào tạo đầy đủ quy trình xây dựng công trình giao thông từ thiết kế, thi công, kiểm tra và nghiệm thu chất lượng công trình, quản lý dự án; cân bằng giữa lý thuyết với ứng dụng và thực hành; thiết bị thực hành – thí nghiệm mới, hiện đại và đồng bộ.

2. Chương trình học toàn khóa

Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp

Triển vọng nghề nghiệp
  • Trở thành Kỹ sư khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát các dự án hay chuyên viên, chuyên gia tư vấn, thẩm định, nghiệm thu các công trình xây dựng giao thông, dân dụng và công nghiệp…
  • Có cơ hội được làm việc tại các các doanh nghiệp trong nước, ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng công trình, làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước (cơ quan các Bộ, Ngành, Tổng cục, Cục, Vụ… hoặc các Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình từ cấp Nhà nước tới các địa phương).
  • Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành xây dựng tại các Viện nghiên cứu, các Trường đại học.
  • Thường xuyên được học tập, tiếp thu công nghệ hiện đại trên Thế giới.

 

Tổ hợp môn xét tuyển

Ngành Mã ngành Tổ hợp môn xét tuyển
Công nghệ kỹ thuật giao thông 7510104

Toán, Vật lí, Hóa học

Toán, Vật lí, Tiếng Anh/Tiếng Pháp
Toán,Hóa học,Tiếng Anh/Tiếng Pháp
Ngữ văn,Toán,Tiếng Anh/Tiếng Pháp