Tuyển sinh đại học 2021: 5 điều cần biết về kỳ thi tốt nghiệp THPT

Tuyển sinh đại học 2021: 5 điều cần biết về kỳ thi tốt nghiệp THPT

Ngày đăng ký dự thi, lịch thi, số môn thi, nội dung đề thi, các điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành đào tạo giáo viên là những điểm thí sinh cần lưu ý trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.

Lịch thi dự kiến đầu tháng 7

PGS.TS Phạm Quốc Khánh, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT, cho hay dự kiến, ngày 6/7, thí sinh làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT 2021. Kỳ thi năm nay diễn ra trong hai ngày 7 và 8/7, dự phòng ngày 9/7. Thứ tự thi các môn giữ nguyên như năm trước, tức môn Ngữ văn vào sáng 7/7, môn Toán vào chiều cùng ngày. Thí sinh chọn một trong hai bài thi Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân) thi vào sáng 8/7. Buổi chiều, các em thi Ngoại ngữ - môn cuối cùng. Trước đó, thí sinh sẽ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học từ ngày 24/4 đến ngày 10/5.

Tiếng Hàn được bổ sung

Ngày 17/3, Bộ GD&ĐT gửi thông báo đến các đơn vị, nhà trường về việc quyết định bổ sung môn tiếng Hàn vào danh mục các môn thi tốt nghiệp THPT cho các thí sinh đã học chương trình giáo dục phổ thông, đăng ký dự thi môn Tiếng Hàn xét tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển trình độ cao đẳng, đại học năm 2021. Như vậy, năm nay, thí sinh có thể chọn thi một trong 7 thứ tiếng là tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc. Số lượng bài thi giữ nguyên như năm ngoái. Thí sinh dự thi để xét tốt nghiệp THPT bắt buộc làm đủ 4 bài thi, gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi tổ hợp. Cũng như năm ngoái, thí sinh chỉ được chọn một trong hai bài tổ hợp Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Thí sinh giáo dục thường xuyên dự thi 3 bài, gồm 2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và một bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn. Thí sinh giáo dục thường xuyên có thể đăng ký dự thi thêm bài thi Ngoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển sinh.

Có đề thi minh họa 

Ngày 31/3, Bộ GD&ĐT công bố đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2021 của 7 môn thi, gồm Toán, Ngữ văn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý. Thí sinh xem tại đây. Chiều 1/4, bộ công bố tiếp đề minh họa hai môn còn lại, gồm Giáo dục công dân và Ngoại ngữ. Trong đó, Ngoại ngữ có 7 đề cho 7 thứ tiếng. Giáo viên nhận xét đề minh họa có cấu trúc và độ khó tương đương đề thi chính thức năm 2020.

Chấm thi sẽ chặt chẽ hơn

Năm nay, việc chấm thi vẫn do hội đồng chấm thi tại địa phương chủ trì. Các bài thi trắc nghiệm được chấm bằng máy. Khu vực chấm thi được giám sát bằng camera 24/24. Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp THPT quy định một số điểm mới chặt chẽ hơn trong công tác chấm thi tự luận. Theo đó, hội đồng chấm thi các tỉnh thành sẽ chấm với hướng dẫn, đáp án, thang điểm do bộ xây dựng theo thang điểm 10, điểm lẻ của tổng bài thi được làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Tất cả hội đồng chấm thi tự luận đều phải tổ chức chấm chung 10 bài thi để thống nhất, tránh việc chấm lỏng hoặc chặt quá, hiểu sai hướng dẫn chấm, không nắm chắc quy trình chấm thi. Những hội đồng thi có từ 30.000 thí sinh trở lên có thể triển khai chấm chung theo từng tổ chấm thi hoặc nhóm tổ chấm thi. Việc thực hiện quy trình chấm 2 vòng độc lập phải bố trí ở 2 phòng chấm độc lập. Trong 2 giám khảo chấm thi, chỉ giám khảo chấm vòng 2 được ghi điểm thành phần bên lề bài thi, tổng điểm. Giám khảo 1 chỉ ghi kết quả vào phiếu chấm để đảm bảo khách quan, không có tác động, trao đổi giữa 2 giám khảo trong quá trình chấm.

Được 3 lần điều chỉnh nguyện vọng

Theo Quy chế tuyển sinh, năm nay, bên cạnh việc đăng ký xét tuyển bằng phiếu, thí sinh có thể đăng ký trực tuyến. Ngoài ra, sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh được quyền điều chỉnh nguyện vọng 3 lần bằng hình thức online, trong thời gian quy định. Năm ngoái, thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển một lần (bằng phiếu hoặc online), dẫn đến nhiều em không có cơ hội sửa sai. Do đó, thay đổi này được nhiều lãnh đạo ở các trường đại học đánh giá cao.

 

Theo báo Thanh niên

 

Năm 2021 Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải xét tuyển 3000 chỉ tiêu, theo 3 phương thức xét tuyển: Xét tuyển thẳng kết hợp, Xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp và Xét tuyển học bạ.

Thông tin ngành nghề đào tạo trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải:

STT

Các ngành đào tạo

Tổ hợp môn xét tuyển

1

Kế toán

 

 

A00; A01; D01; D07

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A00; A01; D01; D07

 

2

Quản trị kinh doanh, gồm các chuyên ngành:

1. Quản trị doanh nghiệp

2. Quản trị Marketing

3

Tài chính – Ngân hàng

4

Thương mại điện tử

5

CNKT Giao thông, gồm các chuyên ngành:

1. Xây dựng Cầu đường bộ

2. Xây dựng Cầu đường bộ Việt – Anh

3. Xây dựng Cầu đường bộ Việt – Pháp

4. Quản lý dự án

5. Xây dựng Đường sắt – Metro

6. Xây dựng Cảng- Đường thủy và Công trình biển

6

CNKT Công trình xây dựng

7

Công nghệ kỹ thuật Ô tô

8

CNKT Cơ khí, gồm các chuyên ngành:

1. Cơ khí Máy xây dựng

2. Cơ khí chế tạo

3. Tàu thủy và thiết bị nổi

4. Đầu máy -  toa xe và tàu điện Metro

9

CNKT Cơ điện tử, gồm các chuyên ngành:

1. Cơ điện tử

2. Cơ điện tử trên Ô tô

10

Công nghệ thông tin

11

Hệ thống thông tin

12

Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

13

CNKT Điện tử - viễn thông

14

Kinh tế xây dựng

15

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

16

Khai thác vận tải, gồm các chuyên ngành:

1. Logistics và Vận tải đa phương thức

2. Quản lý, điều hành vận tải đường bộ

3. Quản lý, điều hành vận tải đường sắt

17

Công nghệ kỹ thuật môi trường

A00; A01; D01; B00

Ghi chú: Các môn của Tổ hợp xét tuyển:

A00: Toán, Vật lí, Hóa học;  A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh; D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh; D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh; B00: Toán, Hóa học, Sinh học.