Ngành Công nghệ chế tạo máy

Ngành Công nghệ chế tạo máy

I. Giới thiệu về ngành Công nghệ Chế tạo máy

1.1. Vai trò của ngành Công nghệ Chế tạo máy

Công nghệ Chế tạo máy đóng vai trò cốt lõi trong sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại. Đây là ngành cung cấp các thiết bị, máy móc và công nghệ sản xuất phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau như cơ khí, ô tô, điện – điện tử, năng lượng và xây dựng. Sự phát triển của ngành giúp nâng cao năng suất lao động, tối ưu hóa quy trình sản xuất và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1. 2. Lĩnh vực ứng dụng của Công nghệ Chế tạo máy

Ngành Công nghệ Chế tạo máy có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực quan trọng như:

- Công nghiệp sản xuất và lắp ráp: Gia công cơ khí chính xác, chế tạo linh kiện và phụ tùng cho các ngành công nghiệp khác.

- Ngành ô tô – xe máy: Sản xuất và lắp ráp các bộ phận động cơ, khung gầm, hộp số và các chi tiết cơ khí quan trọng.

- Ngành điện – điện tử: Chế tạo các hệ thống máy móc hỗ trợ sản xuất vi mạch, linh kiện điện tử.

- Ngành năng lượng: Sản xuất các thiết bị phục vụ ngành dầu khí, nhà máy thủy điện, nhiệt điện và điện gió.

- Y tế và dân dụng: Chế tạo các thiết bị y tế như máy X-quang, máy siêu âm, dụng cụ phẫu thuật và các sản phẩm phục vụ đời sống.

II. Thông tin chi tiết về chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghệ Chế tạo máy

2.1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo kỹ sư Công nghệ Chế tạo máy có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có trách nhiệm với xã hội; nắm vững các kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng; có kiến thức khoa học cơ bản, cơ sở và chuyên sâu về Công nghệ Chế tạo máy; có năng lực thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực tư duy sáng tạo, khả năng thích ứng nhanh với những tiến bộ của khoa học công nghệ trong lĩnh vực công nghệ Chế tạo máy; có kỹ năng tin học, tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh chuyên ngành thành thạo.

2.2. Cấu trúc chương trình đào tạo; chuẩn đầu ra

- Cấu trúc chương trình đào tạo:

Khối lượng kiến thức toàn khóa học là 165 tín chỉ không bao gồm các học phần Giáo dục thể chất (04 tín chỉ), Giáo dục Quốc phòng - An ninh (09 tín chỉ). Cấu trúc của Chương trình đào tạo được mô tả trong Bảng 1.

Bảng 1. Cấu trúc của chương trình đào tạo

Kiến thức

Bắt buộc

Tự chọn

Tổng số

I. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

38

0

38

1.1. LLCT & PL đại cương

13

 

13

1.2. Giáo dục thể chất

2

2

4

1.3. Giáo dục Quốc phòng - An ninh

9

 

9

1.4. Ngoại ngữ

5

 

5

1.5. Toán và khoa học cơ bản

20

 

20

II. KHỐI KIẾN THỨC BỔ TRỢ

6

3

9

III. KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

96

2

98

3.1. Kiến thức cơ sở ngành

35

 

35

3.2. Kiến thức ngành

11

 

11

3.3. Kiến thức chuyên ngành

50

2

52

IV. KHỐI HỌC PHẦN TỐT NGHIỆP

20

 

20

4.1. Thực tập tốt nghiệp

12

 

12

4.2  Khóa luận/Đồ án tốt nghiệp

8

 

8

Tổng số

160

5

165

- Chuẩn đầu ra:

Sau khi học chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy sinh viên có thể:

+ Xây dựng và thực hiện được các công nghệ về: Lập quy trình gia công, bảo dưỡng, sửa chữa vận hành các máy công cụ và dây truyền sản xuất, …

+ Hiểu và vận dụng được các kiến thức về khoa học và công nghệ để lập quy trình công nghệ gia công, thiết kế, chế tạo và giải quyết những vấn đề khác trong lĩnh vực Công nghệ Chế tạo máy.

2.3. Điểm mạnh của chuyên ngành Công nghệ Chế tạo máy tại UTT

Điểm mạnh của Chuyên ngành Công nghệ Chế tạo máy tại trường đại học UTT. Chuyên ngành Công nghệ Chế tạo máy tại trường có nhiều ưu điểm nổi bật, giúp sinh viên tiếp cận thực tế và rèn luyện kỹ năng chuyên môn một cách hiệu quả:

a. Hệ thống trang thiết bị thí nghiệm hiện đại

Nhà trường trang bị đầy đủ các máy móc và thiết bị thí nghiệm tiên tiến, giúp sinh viên có cơ hội thực hành ngay từ những học kỳ đầu. Một số thiết bị tiêu biểu bao gồm:

- Máy gia công cỡ nhỏ: Giúp sinh viên làm quen với các phương pháp gia công cơ khí một cách trực quan.

- Máy phay CNC, máy tiện CNC: Giúp sinh viên củng cố kiến thức về Cad/Cam, công nghệ CNC và lập trình điều khiển máy CNC.

- Máy khắc laser, máy in 3D: Hỗ trợ sinh viên trong thiết kế, chế tạo sản phẩm mẫu nhanh.

- Băng chuyền phân loại sản phẩm: Giúp sinh viên hiểu về hệ thống sản xuất tự động và quy trình vận hành trong nhà máy hiện đại; giúp sinh viên lập trình điều khiển hệ thống và bảo dưỡng hệ thống.

b. Chương trình đào tạo thiên về thực hành và ứng dụng

Một trong những điểm mạnh nổi bật của ngành Công nghệ Chế tạo máy tại trường là phương pháp đào tạo chú trọng thực hành. Sinh viên không phải học quá nhiều lý thuyết mang tính nghiên cứu mà được trực tiếp tiếp cận với các công cụ thiết kế và mô phỏng. Các nội dung thực hành bao gồm:

- Thiết kế chi tiết máy: Sử dụng phần mềm CAD (như AutoCAD, NX) để thiết kế và tối ưu hóa sản phẩm cơ khí.

- Mô phỏng lắp ráp: Sinh viên có thể kiểm tra tính chính xác của thiết kế bằng phần mềm mô phỏng trước khi đưa vào gia công thực tế.

- Mô phỏng quá trình gia công: Thay vì chỉ học lý thuyết về quy trình sản xuất, sinh viên sẽ trực tiếp sử dụng phần mềm CAM (‎CIMCO Edit, NX, SSCNC) để lập trình và mô phỏng quá trình gia công CNC, giúp hiểu bài nhanh chóng và áp dụng thực tiễn ngay trong quá trình học tập.

c. Vị trí việc làm và mức lương sau khi ra trường;

Nhờ sự kết hợp giữa lý thuyết nền tảng và thực hành chuyên sâu trên các công nghệ hiện đại, sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Chế tạo máy tại trường có thể dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc thực tế, đáp ứng tốt nhu cầu của các doanh nghiệp và nhà máy sản xuất.

Vị trí việc làm:

Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị kỹ năng phân tích, thiết kế và vận hành các hệ thống máy móc, sử dụng công nghệ CAD/CAM/CAE, lập trình CNC, Bảo dưỡng bảo trì thiết bị. Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư Công nghệ Chế tạo máy có thể làm việc tại các nhà máy sản xuất, công ty cơ khí, tập đoàn công nghiệp hoặc nghiên cứu và phát triển công nghệ mới với các vị trí như sau:

- Kỹ sư thiết kế chi tiết và thiết kế khuôn mẫu;

- Kỹ sư lập trình và vận hành máy CNC;

- Kỹ sư lăp ráp và sửa chữa máy móc, thiết bị;

- Kỹ sư vận hành nhà máy;

- Kỹ sư chuyển giao công nghệ máy móc dây truyền sản xuất.

Mức lương sau khi ra trường:

- Khi đi thực tập có hưởng lương:

Ngay sau khi kết thúc năm thứ nhất sinh viên đã có thể đi học và thực tập có hưởng lương 1 năm tại Nhật với mức 20 - 30 triệu/tháng.

- Khi đi làm việc diện kỹ sư:

Sau khi tốt nghiệp nếu sinh viên đạt yêu cầu sẽ sang nước ngoài làm việc dưới dạng kỹ sư với mức lương từ 50 ÷ 60 triệu/tháng.

- Khi làm việc trong nước:

Ngành Cơ khí chế tạo có mức lương cạnh tranh, tùy thuộc vào vị trí công tác và năng lực chuyên môn. Mức lương phổ biến của ngành dao động trong khoảng 10 ÷ 18 triệu.

Với doanh nghiệp nước ngoài: mức lương từ 1000÷2000 USD/tháng

III. Thành tựu nổi bật của đơn vị (sinh viên tiêu biểu, giải thưởng olympic, hợp tác với doanh nghiệp, thành tích nghiên cứu khoa học, ...).

Trong những năm qua cán bộ bộ môn và sinh viên của ngành luôn tích cực học tập, tham gia các hoạt động đoàn thể, nghiên cứu khoa học do nhà trường và khoa tổ chức và đạt được những thành tích như:

3.1. Giải thưởng Sinh viên Khởi nghiệp

Giải thưởng Sinh viên Khởi nghiệp là sân chơi dành cho những sinh viên đam mê sáng tạo và khởi nghiệp, giúp các bạn hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh và phát triển kỹ năng quản trị doanh nghiệp. Trong năm 2022 nhóm sinh viên của ngành đã tham gia hoạt động với đề tài Ứng dụng chuyển đổi số chế tạo mô hình máy phay CNC” và đạt giải 3.

3.2. Thành tích Nghiên cứu Khoa học

Sinh viên được khuyến khích tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề cũng như củng cố kiến thức đã học. Những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu khoa học bao gồm các đề tài:

- Xây dựng biểu đồ lực và mô men tác dụng lên chi tiết trục trong hộp giảm tốc bằng phần mềm Solid Works

- Thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết giá đỡ và thiết kế đồ gá

- Tìm hiểu công nghệ CAD/CAM. Ứng dụng lập trình gia công chi tiết thân bơm trên phần mềm NX

- Thiết kế, lập quy trình công nghệ gia công khuôn ép nhựa chi tiết pce-vm432

3.3. Hợp tác với doanh nghiệp

Nhà trường luôn chú trọng việc kết nối sinh viên với doanh nghiệp để nâng cao kỹ năng thực tế và cơ hội việc làm. Đồng hành cùng nhà trường Bộ môn Cơ khí chế tạo hiện có quan hệ với các doanh nghiệp tiêu biểu như sau:

TT

Tên Công Ty

1

Công ty cổ phần công nghệ Đức Trung

2

Công Ty TNHH Chế Tạo Mẫu Solic

3

Công ty tnhh sản xuất kết cấu thép và xây dựng Đông Anh

4

Công ty Thành Công

5

Công ty TNHH Cơ khí chính xác và thương mại SEIKO

6

Côn ty TNHH Khuôn mẫu HTC Việt Nam

7

Công ty cổ phần tự động hoá DT VINA

8

Công ty TNHH dịch vụ thương mại và sản xuất nhật minh

9

Công ty TNHH Ánh Dương

10

Công ty TNHH Nhựa An Phú Việt

11

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hòa An

12

Công ty TNHH Cơ khí chính xác và thương mại TGC

13

Công ty TNHH Denso Việt Nam

14

Công ty cổ phần Công nghiệp SEIMITSU VIETNAM

15

Công ty TNHH sản xuất thương mại đức hợp

16

Công ty TNHH sản xuất thương mại đức hợp

17

Công ty cổ phần Cơ khí và giải pháp công nghiệp CDS Việt Nam

18

Công ty cổ phẩn nhựa Zion

19

Công ty CP TĐH Tân Phát

20

Công ty TNHH Công nghiệp Tân Hưng

21

Công ty Cổ phần chế tạo máy Sora

22

Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Kimsen

23

Công ty TNHH VN TECHSUN Việt Nam

24

Công ty TNHH Thiết bị tự động hóa Kim khí Thăng Long

25

Công ty Cổ phần Giải pháp Tự động hóa ETEK

26

Công ty TNHH Cơ khí Mạnh Quang

27

Công ty TNHH sản xuất phụ tùng ô tô xe máy Việt Nam

Địa điểm nhận hồ sơ và điện thoại liên hệ:

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 54 Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 024.35526713 hoặc  024.38547536
  • Cơ sở đào tạo Vĩnh Phúc: 278 Lam Sơn, Đồng Tâm, TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Điện thoại:  0211.3867404 hoặc  0211.3717229
  • Cơ sở đào tạo Thái Nguyên: Phú Thái, Tân Thịnh, TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại: 0208.3856545 hoặc  0208.3746089