Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử

Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử

  • Tên ngành: Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử
  • Mã ngành: 7510203
  • Thời gian học tập: 4,5 năm
  • Bằng tốt nghiệp: Kỹ sư cơ điện tử

Cơ điện tử tên tiếng Anh Mechatronics được tạo thành từ hai phần Cơ học (Mechanics) và Điện tử (Electronics). Cũng như tên gọi, ngành cơ điện tử là sự kết hợp của các ngành: kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện - điện tử, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật điều khiển trong việc thiết kế và sản xuất các sản phẩm công nghiệp.

Cơ điện tử bắt đầu phát triển mạnh mẽ trên thế giới vào những năm 90 của thế kỷ trước. Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động làm cho lĩnh vực cơ điện tử, tự động hóa phát triển càng rộng lớn hơn nữa. Nó đang làm thay đổi nhanh chóng cách thức con người giao tiếp, làm việc và kết nối với nhau. Xe tự lái, máy bay không người lái, công nghệ in 3D, robot cao cấp là các hướng nghiên cứu tương lai của cơ điện tử, robotics

Dây chuyền sản xuất công nghiệp

Máy in 3D

Máy bay không người lái vận chuyển hàng hóa

Triển vọng nghề nghiệp tốt nghiệp

Sinh viên ngành CNKT Cơ điện tử sau khi tốt nghiệp có khả năng thiết kế, sáng tạo ra các sản phẩm cơ điện tử: máy móc, thiết bị, các hệ thống điều khiển, các dây chuyển sản xuất công nghiệp; có khả năng khai thác, vận hành, bảo trí, bảo dưỡng các sản phẩm cơ điện tử của các nước tiên tiến trên thế giới. Cụ thể, kỹ sư ngành Cơ điện tử có thể làm việc ở các lĩnh vực, vị trí khác nhau như:

  • Kỹ sư thiết kế, vận hành phần cứng và phần mềm hệ thống điều khiển máy móc, hệ thống dây chuyền sản xuất công nghiệp;
  • Chuyên viên tư vấn hỗ trợ công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lắp đặt, thi công hệ thống tự động về lĩnh vự cơ khí, điện, điện tử;
  • Chuyên viên tại các ban quản lý dự án, cơ quan quản lý nhà nước về công nghiệp và GTVT;
  • Giảng viên, nhà khoa học tại các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu chuyên ngành cơ điện tử

Cấu trúc chương trình

Thời gian đào tạo ngành CNKT Cơ điện tử: 4,5 năm (Toàn thời gian)

Chương trình được xây dựng theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo định hướng ứng dụng, có sự tham khảo CTĐT của các Trường đại học có uy tín trong nước có cùng lĩnh vực đào tạo với Nhà trường. Đồng thời tham khảo CTĐT của một số trường đại học có uy tín của một số nước tiên tiến trên thế giới, như Đại học Darmstadt (CHLB Đức), Viện công nghệ Massachusetts (Mỹ), Đại học kỹ thuật Séc tại Praha (CH Séc).

Khối lượng kiến thức toàn khóa học là 156 tín chỉ (TC); hai môn học bắt buộc là Giáo dục thể chất (4TC), Giáo dục Quốc phòng- An ninh (8 TC), sẽ được cấp chứng chỉ riêng. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo (TC) thể hiện ở bảng sau:

Khối kiến thức

Bắt buộc

Tự chọn

Tổng số

1. Kiến thức giáo dục đại cương

30

6

36

2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

112

8

120

2.1. Kiến thức cơ sở ngành

45

4

49

2.2. Kiến thức ngành

39

4

43

2.3. Thực tập nghề nghiệp

16

 

16

2.4. Thực tập tốt nghiệp

4

 

4

2.5. Đồ án tốt nghiệp

8

 

8

Tổng số

142

14

156

 
Kỹ năng của sinh viên sau khi tốt nghiệp:
  • Thực hiện được công việc về gia công cơ khí (tiện trụ, phay mặt, hàn điện)
  • Xây dựng và thiết kế được mạch điện tử ứng dụng (mạch số, mạch công suất điều khiển động cơ…)
  • Có khả năng thiết kế, chế tạo, vận hành các quá trình sản xuất công nghiệp như robot công nghiệp, máy CNC, dây chuyền sản xuất công nghiệp PLC...
  • Phân tích quá trình điều khiển, quan hệ tích hợp hệ thống cơ điện tử, máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất công nghiệp và GTVT;
  • Phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả theo nhóm;
  • Sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin để nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học – công nghệ trong lĩnh vực công nghệ cơ điện tử.
File đính kèm