Công nghệ kỹ thuật điện tử- viễn thông
1. Giới thiệu chung về ngành nghề đào tạo
Chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông là lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế, vận hành và phát triển các hệ thống điện tử và truyền thông. Đây là ngành học quan trọng, đóng vai trò cốt lõi trong các hệ thống công nghệ hiện đại như mạng viễn thông, Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ 5G.
Với sự phát triển không ngừng của kỷ nguyên số, ngành điện tử - viễn thông trở thành một trong những lĩnh vực mũi nhọn, cung cấp giải pháp cho các hệ thống truyền thông, thiết bị thông minh và hạ tầng mạng quốc gia. Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển lĩnh vực này nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao, tạo cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên tốt nghiệp.
Tại Trường Đại học Công nghệ GTVT (UTT), chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông được xây dựng với phương châm ứng dụng, thực học, thực nghiệp, giúp sinh viên sẵn sàng thích ứng với môi trường làm việc tại các tập đoàn công nghệ lớn trong và ngoài nước.
2. Thông tin chi tiết về chương trình đào tạo
2.1. Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông tại UTT hướng tới các mục tiêu:
- Trang bị kiến thức cơ bản và chuyên sâu về thiết kế, vận hành và bảo trì các hệ thống điện tử - viễn thông trong lĩnh vực giao thông vận tải và các ngành kinh tế quốc dân khác.
- Phân tích, đánh giá và sử dụng các thiết bị đo lường để kiểm tra thông số, chất lượng của linh kiện, thiết bị, hệ thống điện tử viễn thông.
- Lập quy trình công nghệ sản xuất, sửa chữa, thay thế hệ thống điện tử viễn thông phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
- Phát triển kỹ năng thực hành, sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế, mô phỏng, các công cụ đo kiểm và quản lý dự án.
- Đào tạo nguồn nhân lực có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông.
- Khuyến khích tư duy sáng tạo, khả năng nghiên cứu và phát triển các giải pháp công nghệ mới, góp phần vào sự phát triển hạ tầng kỹ thuật số của quốc gia.
2.2. Cấu trúc chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông tại UTT kéo dài 4,5 năm, được thiết kế theo hệ thống tín chỉ, bao gồm các khối kiến thức chính sau:
- Khối kiến thức đại cương Bao gồm các môn học nền tảng như Toán học, Vật lý, Tin học, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và các môn lý luận chính trị, giúp sinh viên có nền tảng tư duy khoa học và kỹ năng mềm.
- Khối kiến thức bổ trợ: Gồm các môn học như Kỹ năng mềm, Tư duy hệ thống và các học phần tự chọn như Tâm lý học, Phương pháp nghiên cứu khoa học, giúp sinh viên nâng cao kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề.
- Khối kiến thức chuyên nghiệp:
- Kiến thức cơ sở ngành: Bao gồm các môn học nền tảng như Điện tử cơ bản, Lý thuyết mạch, Kỹ thuật lập trình, tạo nền tảng cho các học phần chuyên sâu.
- Kiến thức ngành; Bao gồm các môn học về Kỹ thuật vi xử lý, Kỹ thuật mạch điện tử, Điện tử số, Xử lý tín hiệu số và các học phần thực hành, đồ án ngành.
- Kiến thức chuyên ngành: Tập trung vào các lĩnh vực chuyên sâu như Mạng viễn thông, Thông tin số, Thông tin vô tuyến, An ninh mạng thông tin, Hệ thống truyền thông thế hệ mới.
- Thực tập và đồ án tốt nghiệp: Sinh viên sẽ tham gia thực tập tại doanh nghiệp (12 tín chỉ) và thực hiện đồ án tốt nghiệp (8 tín chỉ) để vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
2.3. Chuẩn đầu ra
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông tại UTT cần đạt được các chuẩn đầu ra sau:
- Kiến thức:
- Nắm vững nguyên lý linh kiện điện tử, vi điều khiển, tín hiệu số và hệ thống truyền thông.
- Thiết kế, vận hành, bảo trì các hệ thống điện tử - viễn thông, xử lý sự cố mạng và thiết bị điện tử.
- Kỹ năng:
- Vận dụng thành thạo các phần mềm, các ngôn ngữ lập trình, các kiến thức toán và khoa học cơ bản cho vi điều khiển và vi xử lý.
- Phân tích, lựa chọn mô hình giải pháp công nghệ và linh kiện phù hợp với điều kiện thực tiễn của ngành.
- Phân tích các phương pháp tối ưu mạng, quản lý vận hành và khai thác công dụng của các thiết bị điện tử, các cơ sở hạ tầng mạng máy vô tuyến. Biết cách xử lý những sự cố những trạm phát sóng và mạng lưới hệ thống truyền dẫn, vận hành, quản lý giám sát và điều chỉnh công nghệ phù hợp
- Có khả năng làm việc nhóm, giao tiếp chuyên môn và đạt chuẩn ngoại ngữ bậc 3/6, Đạt chứng chỉ ứng dụng Công nghệ thông tin cơ bản.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Tự học, đổi mới sáng tạo, thích nghi với môi trường công nghiệp và có đạo đức nghề nghiệp.
2.4. Vị trí việc làm sau khi ra trường
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông tại UTT có thể đảm nhận các vị trí việc làm như:
- Kỹ sư thiết kế và lắp ráp mạch điện tử làm việc với các hệ thống và thiết bị điện tử, thiết kế mạch, tích hợp mạch tại các công ty sản xuất và lắp ráp điện tử, các công ty công nghệ và thiết bị điện tử và viễn thông;
- Kỹ sư phát triển phần mềm hệ thống điện tử - viễn thông.
- Kỹ sư thiết kế lập trình các máy tính nhúng
- Chuyên viên tư vấn kỹ thuật hỗ trợ các tổ chức và doanh nghiệp lựa chọn và triển khai các giải pháp công nghệ phù hợp, là cầu nối giữa đội ngũ kỹ thuật và khách hàng;
- Kỹ sư viễn thông: Thiết kế, triển khai, bảo trì các hệ thống mạng viễn thông, tối ưu hóa hiệu suất của mạng, giám sát và xử lý các sự cố liên quan đến kết nối và tín hiệu tại các công ty viễn thông như Viettel, VNPT, Mobifone, FPT Telecom…, các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế, các trung tâm quản lý - điều hành giao thông, trung tâm thông tin tín hiệu đường sắt, trung tâm kỹ thuật dẫn đường hàng không;
- Giảng viên/Nghiên cứu viên: Làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu.
- Khởi nghiệp: Thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông, IoT, AI.
2.5. Điểm mạnh của ngành tại UTT
- Chương trình đào tạo thực tiễn: Kết hợp lý thuyết chuyên sâu và thực hành ứng dụng.
- Hợp tác doanh nghiệp: Sinh viên có cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp như Viettel, FPT, VNPT, Goertek Vina, ASIC, Công ty TNHH hạ tầng viễn thông Miền Bắc (TIN), …
- Đội ngũ giảng viên chất lượng cao: Nhiều giảng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ với kinh nghiệm thực tế.
- Chi phí hợp lý - Cơ hội lớn: Học phí phù hợp, dễ dàng tiếp cận ngành học "hot" này.
- SV được giới thiệu thực tập và làm việc tại các doanh nghiệp đúng chuyên ngành, nhiều bạn đã được tuyển lại làm nhân viên ngay sau quá trình thực tập
- Có các môn học đặc thù ngành GTVT
2.6. Mức lương sau khi ra trường
- Mức lương khởi điểm: 12-20 triệu đồng/tháng đối với sinh viên mới ra trường.
- Mức lương trung bình (sau 3-5 năm): 30-50 triệu đồng/tháng tại các vị trí kỹ sư cao cấp.
- Mức lương chuyên gia: 80-100 triệu đồng/tháng tại các tập đoàn quốc tế hoặc vị trí quản lý cấp cao.
3. Các điểm nổi bật trong hoạt động đào tạo
3.1. Đội ngũ giảng viên
- Trình độ chuyên môn cao: Bao gồm nhiều giảng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ được đào tạo từ các trường đại học uy tín trong và ngoài nước, chuyên sâu về lĩnh vực điện tử, viễn thông.
- Kinh nghiệm thực tiễn: Giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy làm việc cùng các tập đoàn mang đến kiến thức thực tế và khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp.
- Hợp tác với chuyên gia doanh nghiệp: Sinh viên được tiếp cận với các chuyên gia thỉnh giảng từ các doanh nghiệp, viện nghiên cứu lớn, các trường đại học hàng đầu giúp cập nhật những xu hướng công nghệ mới nhất trong ngành điện tử - viễn thông.
Tham gia mạng lưới Urban Living lab liên kết các trường đại học và các viện nghiên cứu trên thế giới
- Hỗ trợ nghiên cứu và khởi nghiệp: Giảng viên không chỉ giảng dạy mà còn hỗ trợ sinh viên trong các dự án nghiên cứu, đồ án tốt nghiệp và các ý tưởng khởi nghiệp trong lĩnh vực IoT, AI, mạng viễn thông thế hệ mới, các dự án hợp tác với quốc tế như dự án Livings lab, Solution+ do Ủy ban Châu Âu tài trợ, dự án xu hướng di chuyển bằng xe điện do UNEP tài trợ…
- Là thành viên của các hiệp hội nghề nghiệp như hội vô tuyến - điện tử Việt Nam
3.2. Trang thiết bị
3.3. Cơ sở vật chất
3.4 Hình ảnh video về hoạt động đào tạo, thực hành, các sự kiện lớn của đơn vị
Hình 1.1. Sinh viên CNKT Điện tử - Viễn thông & CNKT Vi mạch bán dẫn K75 trải nghiệm thực tế tại Goertek Vina
Hình 1.2. UTT ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty Cổ phần Tư vấn và Dịch vụ Công nghệ ASIC
Hình 1.3. Lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa UTT với Đại học tổng hợp kỹ thuật thông tin và truyền thông Matxcơva, Nga (MTUCI)
Sinh viên được hỗ trợ, hướng dẫn tham gia các cuộc thi, ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp, NCKH:
Sinh viên Kiều Duy Đông 70DCDT21 đang thuyết trình về ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp và sản phẩm của SV đã được dự thi cấp Bộ giáo dục đào tạo
Sinh viên tham gia ngày hội nghiên cứu khoa học
Sinh viên tham gia ngày hội di sản văn hóa Việt Nam 2023
Giảng viên và sinh viên tham gia hoạt động giao lưu cùng các đại diện từ Đại học Năng lượng Mát-x-cơ-va (MEI)
Địa điểm nhận hồ sơ và điện thoại liên hệ:
- Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 54 Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 024.35526713 hoặc 024.35526714 hoặc 024.38547536
- Cơ sở đào tạo Vĩnh Phúc: 278 Lam Sơn, Đồng Tâm, TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Điện thoại: 0211.3867404 hoặc 0211.3717229
- Cơ sở đào tạo Thái Nguyên: Phú Thái, Tân Thịnh, TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại: 0208.3856545 hoặc 0208.3746089