Ngành quản lý chất lượng công trình xây dựng

Ngành quản lý chất lượng công trình xây dựng

  • Tên ngành: Quản lý chất lượng công trình xây dựng
  • Mã ngành: 7510104
  • Thời gian học tập: 4,5 năm
  • Bằng tốt nghiệp: Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật Giao thông

Trong quá trình sản xuất, chế tạo ra một sản phẩm bất kì thì khâu quản lý chất lượng luôn đóng vai trò quan trọng làm lên thương hiệu của nhà sản xuất. Trong lĩnh vực xây dựng công trình, hệ thống quản lý chất lượng của Nhà đầu tư, đơn vị thi công, các đơn vị tư vấn đóng vai trò then chốt quyết định chất lượng, tuổi thọ và hiệu quả kinh tế-kỹ thuật của công trình. Trong xu hướng phát triển khoa học công nghệ, kinh tế, quản lý tốt chất lượng công trình xây dựng tạo ra giá trị lâu dài cho dự án đầu tư, khâu quản lý chất lượng luôn được các Nhà đầu tư quan tâm và tuyển dụng. Đó là lý do tôi chọn học ngành Quản lý chất lượng công trình xây dựng

Tại sao chọn ngành Quản lý chất lượng công trình xây dựng

+ Trong quá trình sản xuất, chế tạo ra một sản phẩm bất kì thì khâu quản lý chất lượng luôn đóng vai trò quan trọng làm lên thương hiệu của nhà sản xuất. Trong lĩnh vực xây dựng công trình, hệ thống quản lý chất lượng của Nhà đầu tư, đơn vị thi công, các đơn vị tư vấn đóng vai trò then chốt quyết định chất lượng, tuổi thọ và hiệu quả kinh tế-kỹ thuật của công trình. Trong xu hướng phát triển khoa học công nghệ, kinh tế, quản lý tốt chất lượng công trình xây dựng tạo ra giá trị lâu dài cho dự án đầu tư, khâu quản lý chất lượng luôn được các Nhà đầu tư quan tâm và tuyển dụng. Đó là lý do tôi chọn học ngành Quản lý chất lượng công trình xây dựng

+ Sau khi tìm hiểu xu hướng nghề nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam, kỹ sư quản lý chất lượng luôn đóng vai trò quan trọng trong khi triển khai các công trình xây dựng và là vị trí được tuyển dụng hầu hết ở các dự án. Tôi chọn học ngành Quản lý chất lượng công trình xây dựng để được đào tạo chuyên sâu về mảng kiến thức, kỹ năng chuyên môn đa dạng về vật liệu, kết cấu, thử nghiệm chuyên ngành để có thể làm việc trong lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Cấu trúc chương trình

+ Chương trình được xây dựng theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo định hướng ứng dụng, có sự tham khảo CTĐT của các Trường đại học có uy tín trong nước có cùng lĩnh vực đào tạo với Nhà trường. Đồng thời tham khảo CTĐT của một số trường đại học có uy tín của một số nước tiên tiến trên thế giới, như trường đại học Gunma, Hiroshima - Nhật Bản, Đại học tổng hợp Kỹ thuật Giao thông đường bộ Matxcova (MADI), Đại học Valenciennes, Đại học Cergy-Pontoise, Viện khoa học ứng dụng quốc gia Pháp.

+ Nội dung đào tạo chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Quản lý chất lượng công trình xây dựng tích hợp cân bằng giữa kiến thức nền tảng với công nghệ, kỹ thuật mới không chỉ bao gồm các kiến thức về khoa học cơ bản của nhóm ngành kỹ thuật xây dựng mà còn đào tạo đầy đủ quy trình xây dựng công trình giao thông từ thiết kế, thi công, kiểm tra và nghiệm thu chất lượng công trình, quản lý dự án; cân bằng giữa lý thuyết với ứng dụng và thực hành; thiết bị thực hành – thí nghiệm mới, hiện đại và đồng bộ.

Triển vọng nghề nghiệp

  • Trở thành Kỹ sư xây dựng có thể làm việc trong lĩnh vực chuyên sâu, như: quản lý chất lượng xây dựng công trình; kiểm định, đánh giá chất lượng công trình xây dựng; quản lý chất lượng trong lĩnh vực tư vấn giám sát; quản lý chất lượng trong lĩnh vực tư vấn quản lý dự án; chuyên viên, chuyên gia tư vấn, thẩm định, nghiệm thu các công trình xây dựng giao thông, dân dụng và công nghiệp…
  • Có cơ hội được làm việc tại các các doanh nghiệp trong nước, ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng công trình, làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước (cơ quan các Bộ, Ngành, Tổng cục, Cục, Vụ… hoặc các Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình từ cấp Nhà nước tới các địa phương).
  • Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành xây dựng tại các Viện nghiên cứu, các Trường đại học.
  • Thường xuyên được học tập, tiếp thu công nghệ hiện đại trên Thế giới.

Điều kiện đăng ký xét tuyển

Các tổ hợp môn xét tuyển:

  1. Toán, Lý, Hóa
  2. Toán, Lý, Anh
  3. Toán, Hóa, Anh
  4. Toán, Văn, Anh

Phương thức xét tuyển: Thí sinh có nguyện vọng có thể đăng ký theo 03 phương thức gồm:

  1. Xét tuyển thẳng kết hợp
  2. Xét tuyển sử dụng kết quả thi THPT Quốc gia.
  3. Xét tuyển học bạ

Tham khảo thêm: Tuyển sinh đại học 2021

Địa điểm nhận hồ sơ và điện thoại liên hệ:

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 54 Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 024.35526713 hoặc  024.38547536
  • Cơ sở đào tạo Vĩnh Phúc: 278 Lam Sơn, Đồng Tâm, TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Điện thoại:  0211.3867404 hoặc  0211.3717229
  • Cơ sở đào tạo Thái Nguyên: Phú Thái, Tân Thịnh, TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại: 0208.3856545 hoặc  0208.3746089