Giới thiệu Bộ môn Cơ khí chế tạo


Giới thiệu Bộ môn Cơ khí chế tạo

25/03/2019

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Bộ môn Cơ khí chế tạo được Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ GTVT ra quyết định thành lập số 327/QĐ-ĐHCNGTVT ngày 25/01/2019.

Địa chỉ: Tầng 1 Nhà A3, Trường Đại học Công nghệ GTVT, số 54 Triều Khúc - Thanh Xuân - Hà Nội.

Email: cokhichetao.utt@gmail.com 

1. Tổ chức nhân sự

Stt

Họ tên

Chức vụ

SĐT

Ảnh

Email

1

Ts. Nguyễn Văn Tuân

Phụ trách BM

0982647320

vantuanice@gmail.com

2

ThS.Lưu Văn Anh

GV

0979226594

luuvananh@utt.edu.vn

3

ThS. Nguyễn Anh Tuấn

GV

0968711833

nguyenanhtuan@utt.edu.vn

4

Ts. Nguyễn Tuấn Hải

GV

0903213842

haint@hulico.com

5

PGS.Ts. Nguyễn Văn Tiến

GV

0904301144

 

bknguyenvantien@gmail.com

 

3.  Chức năng

Bộ môn Cơ khí chế tạo, Khoa Cơ khí là đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về đào tạo, khoa học và công nghệ của một, hoặc một số ngành, chuyên ngành đào tạo trực thuộc khoa Cơ khí và Trường. 

4. Nhiệm vụ, quyền hạn

- Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy, học tập của một hoặc một số môn học trong chương trình đào tạo ngành Cơ khí chế tạo.

- Xây dựng và hoàn thiện nội dung môn học, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến nhóm môn học được Trưởng khoa và Hiệu trưởng nhà trường giao;

- Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, tổ chức các hoạt động học thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo;

- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ theo kế hoạch của trường và của khoa; chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho trường, thực hiện dịch vụ xã hội và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chuyên môn của bộ môn;

- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học của bộ môn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn;

- Tổ chức đánh giá công tác quản lý, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của cá nhân, của bộ môn, của khoa và của trường theo yêu cầu của Hội đồng trường, Hội đồng Khoa học và đào tạo, Hiệu trưởng và Trưởng khoa;

- Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị của bộ môn;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được khoa và nhà trường giao.

II. CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO

Ngành: Công nghệ chế tạo máy

Hệ đào tạo: Đại học

Bằng tốt nghiệp: Kỹ sư Cơ khí chế tạo

Thời gian đào tạo: 4 năm

Tuyển sinh: Xét tuyển dựa vào điểm thi THPT Quốc gia. Thí sinh có tổng điểm thi THPT Quốc gia của một trong các tổ hợp xét tuyển đạt ngưỡng chất lượng đầu vào theo Quy định của Nhà trường.

Tổ hợp xét tuyển:      1. Toán, Lý, Hóa                         2. Toán, Lý, Anh

                                 3. Toán, Hóa, Anh                       4. Toán, Văn, Anh

1. Kỹ năng

Có khả năng vận dụng các kiến thức học được để thực hiện được các công việc sau:

+ Đưa ra được các giải pháp chế tạo sản phẩm cơ khí;

+ Ứng dụng sáng tạo và hiệu quả các kỹ thuật, kỹ năng và công cụ hiện đại để giải quyết những vấn đề thực tế của kỹ thuật chế tạo;

+ Khai thác, vận hành các thiết bị cơ khí;

+ Phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả theo nhóm;

+ Sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin để nghiên cứu, tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chuyên ngành.

2. Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Chế tạo máy được thể hiện như sau:

Khối kiến thức

Bắt buộc

Tự chọn

Tổng số

1. Kiến thức giáo dục đại cương

29

4

33

2. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

 

 

 

2.1. Kiến thức cơ sở ngành

37

4

41

2.2. Kiến thức ngành

35

4

39

2.3. Thực tập nghề nghiệp

25

 

25

2.4. Thực tập tốt nghiệp

4

 

4

2.5. Đồ án tốt nghiệp

8

 

8

Tổng số

138

12

150

 

3. Trang thiết bị thực hành ngành cơ khí chế tạo

Sinh viên Cơ khí chế tạo máy được tham gia thực hành tại Trung tâm thực hành thí nghiệm cơ khí của Trường với nhiều trang thiết bị hiện đại như phòng thực hành hàn, phòng thực hành điện công nghiệp, phòng thực hành cắt gọt kim loại, phòng thực hành CNC, phòng máy tính thiết kế 2D và 3D, phòng thực hành thiết kế ngược (Scan 3D), phòng thực hành mô phỏng gia công trên máy tính (Phòng thực hành CAD/CAM), phòng thực hành gia công trên trung tâm CNC 5 trục Bên cạnh đó, sinh viên được tạo điều kiện để tham gia các chương trình tham quan và thực tập, kiến tập tại các xí nghiệp sản xuất. Với phương châm học thật để làm thật, Bộ môn cơ khí chế tạo đã hợp tác với các doanh nghiệp. Qua đó, tại kỳ thực tập tốt nghiệp, sinh viên sẽ trực tiếp được làm việc tại doanh nghiệp với vai trò trợ lý kỹ sư. Nhà trường, Doanh nghiệp và cá nhân sinh viên cùng tham gia vào quá trình đào tạo. Đây chính là yếu tố then chốt nhằm đảm bảo mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Ngoài ra, điều này còn giúp sinh viên tiếp cận cơ hội việc làm và giúp cho doanh nghiệp có thể tuyển chọn được nguồn nhân lực phù hợp.

Hình 1. Phòng thực hành hàn

Hình 2. Phòng thực hành điện công nghiệp

 

 

Hình 3. Phòng thực hành cắt gọt kim loại

Hình 4. Phòng thực hành gia công trên máy CNC

 

 

Hình 5. Phòng thực hành thiết kế 2D, 3D trên máy tính

Hình 6. Phòng thực hành thiết kế ngược (Scan 3D)

 

 

Hình 7. Phòng thực hành mô phỏng gia công trên máy tính (Phòng thực hành CAD/CAM)

Hình 8. Phòng thực hành gia công trên trung tâm CNC 5 trục

       
 

4. Cơ hội nghề nghiệp

Sinh viên ngành Cơ khí Chế tạo máy có thể làm trong lĩnh vực thiết kế, gia công hoặc lắp đặt máy móc, thiết bị tại các nhà máy, công trình, công ty cơ khí; chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí;

- Hiện nay, Nhà trường đang hợp tác rất tốt với các doanh nghiệp Nhật bản về tuyển dụng kỹ sư sang Nhật làm việc. Sinh viên ngành Cơ khí chế tạo những năm cuối được các công ty nhật trực tiếp phỏng vấn tuyển dụng mà không mất bất kỳ một khoản lệ phí nào khi trúng tuyển.

- Kỹ sư cơ khí chế tạo là những cán bộ kỹ thuật làm việc ở phòng thiết kế, phòng kỹ thuật, cán bộ quản lý các dây truyền của nhà máy, cán bộ lập trình cho các máy gia công CNC, cán bộ khai thác bảo trì các máy công nghiệp. Khi tốt nghiệp kỹ sư cơ khí có thể làm việc tại các nhà máy sản xuất ô tô, xe máy như Nhà máy sản xuất của Toyota, Honda, Vinfast,...; tại các nhà máy gia công cơ khí; tại các nhà máy sản xuất,... với công việc có thể đảm nhiệm:

+ Kỹ sư thiết kế, lắp đặt hoặc gia công máy móc, thiết bị tại các nhà máy, công trình, công ty Cơ khí;

+ Chuyên viên tư vấn, thiết kế, lập trình gia công máy CNC tại các doanh nghiệp Cơ khí;

+ Kỹ sư khai thác, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí tại các nhà máy sản xuất;

+ Kỹ sư quản lý, điều hành kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí;

+ Kỹ sư tổ chức quản lý thi công đường ống, giàn giáo, kết cấu, thiết bị, ... ở lĩnh vực xây dựng công trình.

+ Còn rất nhiều thông tin về việc làm của Ngành Cơ khí Chế tạo. Những ai quan tâm có thểm tham khảo trực tiếp trên internet hoặc truy cập vào trang web của trường http://utt.edu.vn hoặc facebook/cokhichetao.utt