Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 75 năm xây dựng, bảo vệ và phát triển

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
75 NĂM XÂY DỰNG, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN

I. Những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

1. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cả nước tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng vào tháng 8 – 1945.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập

Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời đã phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thác. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo toàn dân dân vừa chống thù trong, giặc ngoài vừa xây dựng, củng cố vững chắc chính quyền nhân dân; lãnh đạo cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên vào ngày 6-1-1946, xây dựng Hiến pháp dân chủ. Ngày 9-11-1946 Quốc hội đã biểu quyết thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tổng tuyển cử năm 1946

Hiến pháp năm 1946

Hiến pháp năm 1946 – Cơ sở pháp lý đầu tiên bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Tháng 12/1946 trước sự xâm lược trở lại của thực dân Pháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động toàn quốc kháng chiến, với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện và trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi đã kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta.

­

2. Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta trải qua gần 21 năm, là cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ và nhiều thử thách, với nhiều giai đoạn đối phó với kế hoạch, chiến lược khác nhau của đế quốc Mỹ: Giai đoạn từ 1954 -1960: Chiến lược “Chiến tranh đơn phương”; Giai đoạn từ 1961 - 1965: Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”;  Giai đoạn từ 1965 - 1968: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”; Giai đoạn từ 1969 - 1973: Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh; Giai đoạn từ 1973 - 30/4/1975: Hiệp định Pari được ký kết.

Sau khi Hiệp định Pari được ký kết, phong trào cách mạng tiếp tục phát triển mạnh trên khắp miền Nam. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là trận quyết chiến, chiến lược vĩ đại của quân và dân ta, kết thúc 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân Việt Nam, non sông, đất nước ca khúc khải hoàn, thống nhất đất nước.

3. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc

Đất nước vừa trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hậu quả chiến tranh chưa kịp hàn gắn thì lại phải đối diện với cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bắc năm 1979.

Quân tình nguyện Việt Nam chia gạo cứu đói cho nhân dân Campuchia.

Sơ đồ cuộc tiến công của Trung Quốc xâm phạm biên giới phía Bắc nước ta.

Các cuộc chiến đấu này tuy không kéo dài nhưng đã gây tổn thất, ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quan hệ đối ngoại của nước ta.

II. Thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đổi mới và hội nhập quốc tế

Trước bối cảnh xã hội còn nhiều khó khăn, Đảng ta chủ động khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới. Đại hội VI (1986) của Đảng đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, tạo ra đột phá lớn và toàn diện, đem lại luồng sinh khí mới cho xã hội, làm xoay chuyển tình hình, đưa đất nước tiến lên. Đến nay dưới sự lãnh đạo của Đảng các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội được ổn định và phát triển, nền kinh tế từng bước hội nhập sâu rộng với thế giới.

Toàn cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của  Đang (1986)

1. Về kinh tế

 Đảng ta xác định phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Các kỳ Đại hội của Đảng đều khẳng định nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, trong đó nhấn mạnh, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển.

Thủy sản - Mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam

Triển khai thực hiện các cam kết của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), ký kết Hiệp định Thương Mại Tự do (FTA) với Liên Minh Châu Âu (EU), với Hàn Quốc, Liên Minh kinh tế Á-Âu và ký kết Hiệp định hợp tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và đang tham gia đàm phán hình thành Hiệp định Hợp tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Các hiệp định trên được thông qua và được thực hiện, Việt Nam sẽ có quan hệ thương mại tự do với 57 nền kinh tế bao gồm tất cả các nền kinh tế phát triển nhất của nhóm G7.

Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI

Cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành đã bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại. Kinh tế nông thôn, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp đã chuyển dần từ sản xuất nhỏ sang sản xuất hàng hóa, gắn với nhu cầu thị trường.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp

Hiện nay, đã có 59 quốc gia công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam.

2. Về Chính trị

Đổi mới kinh tế là cơ sở đổi mới về chính trị, Đảng CSVN tập trung vào xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vũng mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng; lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức; xây dụng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN; đổi mới tổ chức, bộ máy, nội dung, phương thức hoạt động của các tổ chức Chính trị - xã hội.

3. Về văn hóa

Công cuộc đổi mới và những thành tựu của khoa học công nghệ đã thổi một luồng gió mới vào đời sống xã hội. Tiềm năng văn hóa dân tộc được khẳng định, các lĩnh vực nghệ thuật phát triển, những giá trị văn hóa Việt Nam tỏa sáng, được thế giới công nhận là một phần không thể thiếu trong kho tàng quý giá của văn hóa nhân loại.

Giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc

Xác định trọng tâm của xây dựng văn hóa là xây dựng con người với các đặc tính cơ bản như yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo, v.v… Qua đó, chắt lọc, thẩm thấu và tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời loại bỏ các "dị tật" ngoại lai.

4. Về xã hội

Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản luật và dưới luật như: Bộ luật lao động và hàng loạt các chính sách về giải quyết việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động, cải cách tiền lương, đổi mới chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động. Đồng thời, tiến hành giải quyết lao động, việc làm và thu nhập cho người lao động, xóa đói giảm nghèo và thực hiện đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.

Thực hiện đảm bảo an sinh xã hội và chăm lo phát triển kinh tế người dân

Thực hiện tốt các chính sách người có công với cách mạng, uống nước nhớ nguồn, huy động toàn xã hội tham gia chăm sóc gia đình chính sách, người có công nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho tất cả mọi người.

Mẹ Việt Nam anh hùng

Thương binh

5. Về lĩnh vực y tế

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng cường. Mạng lưới y tế được mở rộng, nhất là y tế cơ sở. Hơn 35 năm đổi mới, ngành y học Việt Nam đã gặt hái những thành tựu như: Chủ động sản xuất được nhiều vắcxin phòng bệnh; điểm sáng trong thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ; kiểm soát và ngăn ngừa nhiều dịch bệnh nguy hiểm và làm chủ nhiều công nghệ cao trong chẩn đoán và điều trị những bệnh nguy hiểm.

Sử dụng công nghệ cao trong khám, chữa bệnh

6. Về Giáo dục và Đào tạo

Quy mô giáo dục phát triển nhanh với hệ thống mạng lưới các trường học. Năm 2000, cả nước đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; năm 2004, 20 tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn phổ thông trung học cơ sở; năm 2010, tất cả các tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Sư Danh Sóc Kha tại chùa Tà Bết, xã Thạnh Lộc (Châu Thành, Kiên Giang) dạy tiếng Khmer cho các em nhỏ. (Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN)

Chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên ở tất cả các cấp bậc học, đặc biệt đã chú trọng đến vấn đề hợp tác quốc tế  trong lĩnh vực giáo dục đào tạo như đăng cai tổ và tổ chức thành công nhiều kỳ thi quốc tế: Olympic Vật lý châu Á (2004); Olympic Vật lý quốc tế (2008); Olympic Hóa học quốc tế (2014); Olympic Sinh học quốc tế (2016), v.v...

7. Về Quốc phòng và An ninh

Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dâ tộc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị - xã hội, trật tự an toàn xã hội và moi trường hòa bình để tập trung xây dựng và phát triển đất nước.

Biển, đảo phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc

Trách nhiệm của thanh niên với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc

Tiềm lực quốc phòng và an ninh được tăng cường; lực lượng Quân đội và Công an nhân dân chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

8. Về đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế

Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ tốt với tất cả các nước lớn, trong đó có 5 nước Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; 7 nước G7 và 17/20 nước thành viên G20.

Thiết lập và nâng cấp nhiều mối quan hệ lên đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện.

Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Mỹ

Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản

Duy trì tốt với các nước láng giềng và khu vực.

Quan hệ Việt Nam - Lào - Campucia  

Tóm lại, nhìn lại chặng đường 75 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn đặt lợi ích và nguyện vọng của nhân dân lên trên hết, trước hết, do đó được nhân dân ủng hộ. Những thành tựu trong xây dựng và phát triển đất nước, là cơ sở để chúng ta củng cố thêm lòng tin vào mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.

Ban tuyên giáo Đảng ủy