Nhóm Nghiên cứu mạnh về vật liệu và mặt đường làm việc tại cơ sở đào tạo Vĩnh Phúc

Chiều 3/1/2016, Nhóm nghiên cứu mạnh về Vật liệu và Mặt đường đã có buổi làm việc tại Cơ sở Vĩnh Phúc. Dự buổi làm việc, về phía Nhà trường có PGS.TS. Đào Văn Đông - Hiệu trưởng; TS.Vũ Ngọc Khiêm - Phó Hiệu trưởng; TS. Ngô Quốc Trinh - Trưởng phòng KHCN - HTQT; TS.Vương Văn Sơn - Phó trưởng phòng Đào tạo. Về phía Nhóm Nghiên cứu mạnh có PGS.TS. Trần Hoài Nam - Trưởng nhóm, Trung tâm Công nghệ Asphalt quốc gia, Đại học Auburn, Hoa Kỳ; TS. Nguyễn Quang Phúc - Đồng Trưởng nhóm, Trường Đại học GTVT, Việt Nam; TS. Nguyễn Mai Lân - Viện khoa học công nghệ giao thông Pháp (IFSTTAR); TS. Nguyễn Hoàng Long - Trường Đại học Công nghệ GTVT; TS. Trần Ngọc Hưng - Trường Đại học Công nghệ GTVT; Ths. Nguyễn Ngọc Lân - Trường Đại học GTVT.


Nhóm nghiên cứu mạnh về vật liệu và mặt đường làm việc tại Cơ sở đào tạo Vĩnh Phúc

Tại buổi làm việc, Nhóm đã thảo luận đề ra kế hoạch hoạt động dài hạn, ngắn hạn của Nhóm trong thời gian sắp tới và ngay trong năm 2016 sẽ đề xuất Bộ GTVT phê duyệt một đề tài nghiên cứu việc sử dụng thiết bị FWD để xác định các đặc trưng tính toán thiết kế, khai thác kết cấu mặt đường mềm theo tiêu chuẩn AASHTO1993 ở Việt Nam.


PGS.TS. Đào Văn Đông phát biểu tại buổi làm việc Nhóm Nghiên cứu mạnh tại Cơ sở đào tạo Vĩnh Phúc

Phát biểu tại buổi gặp mặt, PGS. TS. Đào Văn Đông - Hiệu trưởng Nhà trường chỉ ra tầm quan trọng của việc nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp để khắc phục, hạn chế các hư hỏng, nâng cao chất lượng các tuyến đường bộ để phục vụ khai thác vận tải an toàn thông suốt. Đồng thời PGS.TS cũng mong muốn Nhóm tiếp tục đoàn kết, phát huy năng lực sở trường của từng thành viên, khắc phục những khó khăn về khoảng cách địa lý để nghiên cứu thành công đề tài, áp dụng vào thực tiễn của Ngành.


PGS.TS. Trần Hoài Nam - Trưởng Nhóm nghiên cứu mạnh phát biểu tại buổi làm việc

PGS.TS. Trần Hoài Nam - Trưởng nhóm chia sẻ tổng quan về sử dụng thiết bị FWD trong thiết kế và khai thác kết cấu áo đường mềm hướng dẫn AASHTO1993, phân tích tính khả thi áp dụng FWD trong phương pháp AASHTO ở Việt Nam, sau đó đề xuất sử dụng thiết bị FWD xác định tuổi thọ còn lại của kết cấu mặt đường và phương pháp đánh giá SCI và lựa chọn phương pháp bảo trì phục hồi kết cấu mặt đường mềm.

Kết thúc buổi làm việc, các chuyên gia đều cho rằng dự án mang tính khả thi, dự án đã phản ánh nghiên cứu khoa học đa dạng, phong phú, thể hiện tư duy khoa học mới trong lĩnh vực xây dựng công trình GTVT.